Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 28 - 29)

Quá trình hình thành, phát triển trí tuệ cảm xúc chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và mỗi yếu tố đều có một vai trò nhất định. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc như sau:

-Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Yếu tố di truyền là nền tảng vật chất, là điều kiện cần cho sự hình thành, phát triển của trí tuệ cảm xúc. Nếu có được những đặc điểm di truyền ưu việt về thần kinh, não bộ, các giác quan,… thì sẽ có nhiều thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ sau này và đặt ra trước chủ thể nhiều tiềm năng khác nhau. Việc khai thác những tiềm năng đó như thế nào còn tùy thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể.

- Môi trường là nguồn gốc cho sự phát triển nhưng ở dạng tiềm năng và chỉ có ý nghĩa khi có sự tích cực hoạt động của cá nhân. Trong các yếu tố của môi trường, giáo dục là yếu tố có vai trò chủ đạo, định hướng quá trình hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc

của con người. Giáo dục của gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc bồi dưỡng, hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc.

-Yếu tố chủ thể, trong đó tính tích cực hoạt động của chính cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển trí tuệ cảm xúc của cá nhân đó. Những tiềm năng trí tuệ của cá nhân có được phát huy hay không là tùy thuộc vào tính chất hoạt đông, khai thác của cá nhân đó. Trí tuệ cảm xúc cao hay thấp chủ yếu do hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi trường xã hội.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 28 - 29)