Sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 29 - 31)

Theo Mayer: “Trí tuệ cảm xúc tiến triển theo độ tuổi và kinh nghiệm từ thời thơ ấu tới tuổi trưởng thành”. Vì thế trí tuệ cảm xúc hoàn toàn có thể được giáo dục.

Nghiên cứu của nhà thần kinh học Mỹ - Joseph LeDoux và một số nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng hai bộ phận của não là hạnh nhân (amygdala) và cá ngựa (hippocampus) không chỉ là nơi hình thành mà còn là nơi lưu giữ phản ứng cảm xúc. Vì vậy, khi những trải nghiệm cảm xúc càng nhiều thì những phản ứng cảm xúc càng được đưa ra một cách có lựa chọn hơn. Những cảm xúc mạnh mẽ của chúng ta đã xuất hiện từ lúc mới lọt lòng với những tiếng kêu. Tuy nhiên bộ não chỉ trưởng thành khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ - một quá trình kéo dài cả tuổi thơ ấu và buổi đầu tuổi thiếu niên thì những cảm xúc của chúng ta mới mang hình thức hoàn chỉnh

Để phát triển và nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc, có rất nhiều các mô hình (các bước) tập luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc được đưa ra:

 Theo Jeanne Segal, Melinda Smith và Robert Segal thì việc tập luyện nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc diễn ra theo 5 bước, gồm:

- Bước 1: Khả năng nhanh chóng giảm bớt căng thẳng; - Bước 2: Khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc;

- Bước 3: Khả năng kết nối với những người khác bằng cách sử dụng giao tiếp không lời;

- Bước 4: Khả năng sử dụng sự hài hước và trò chơi để đối phó với những thách thức;

- Bước 5: Khả năng giải quyết các xung đột tích cực và tự tin.

 Theo Dianne Schilling, để nâng cao các nhánh năng lực trí tuệ cảm xúc theo mô hình của Salovey, cá nhân có thể tập luyện theo 5 bước sau:

- Bước 1: Cá nhân phải có nhu cầu thay đổi trí tuệ cảm xúc của mình; - Bước 2: Cá nhân phải học cách phản ánh thế giới nội tâm của mình; - Bước 3: Cá nhân phải tự điều khiển cảm xúc của bản thân;

- Bước 4: Cá nhân thực hành thấu cảm;

- Bước 5: Cá nhân phải đánh giá đúng và tôn trọng cảm xúc của người khác dù cảm xúc ấy khác với những gì mình cảm thấy trong hoàn cảnh tương tự.

 Theo Judith Herman, việc tập luyện các xúc cảm có các giai đoạn như: tạo ra cảm giác an toàn; nhớ lại và dựng lại câu chuyện đã trải qua, nhờ vậy sẽ trở về để giải quyết các tình huống của cuộc sống một cách hiệu quả hơn về cảm xúc. Herman cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn 2 trong quá trình tập luyện như sau: “Khi nói lên những chi tiết cảm nhận được và những cảm xúc, các ký ức có được sự kiểm soát trực tiếp của võ não mới, khiến cho phản ứng do các ký ức ấy đánh thức trở nên dễ hiểu hơn, và do đó dễ chế ngự hơn”. Điều này giúp cho cá nhân tự tin hơn nếu phải đối diện và xử lý những tình huống tương tự xảy ra.

Khi tập luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không chạy theo cảm xúc thấp kém.

- Không lấy nhận thức lý tính làm cơ sở cho việc chọn lựa cảm xúc.

- Không lấy thành tích danh nghĩa làm thước đo cho sự đánh giá cảm xúc.

Như vậy, có thể nói những khả năng cảm xúc không phải được quy đinh một lần cho mãi mãi, chúng ta có thể hoàn thiện chúng bằng sự tập luyện thích hợp.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)