Vấn đề phát triển trí tuệ cảm xúc của sinhviên

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 38 - 40)

Theo Ohman, Flykt và Esteves (2001), những kỹ năng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò trung tâm đối với việc học tập của học sinh, sinh viên, với cuộc sống của cá nhân, xã hội. Trí tuệ cảm xúc vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của nhân cách và trí thông minh nói chung. Những khả năng cảm xúc phát triển theo con đường học tập, bộ nhớ và hành vi. Khả năng điều chỉnh cảm xúc có thể giúp sinh viên tập trung hơn trong lớp học và xử lý các tình huống lo âu trong lớp học. Một số sinh viên có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng đạt được thành tích học tập cao hơn sinh viên có trí tuệ cảm xúc thấp. Vì vậy, việc đào tạo và rèn luyện các kỹ năng cảm xúc có thể giúp sinh viên đạt được thành tích học tập tốt hơn. Sinh viên có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng cư xử thích hợp với hoàn cảnh, ít hung hăng do đó được bạn bè quý mến, chấp nhận và ủng hộ. Những sinh viên có trí tuệ cảm xúc thấp có thể không diễn đạt được cảm xúc của bản thân và người khác trong tranh luận có thể dẫn đến sự hiểu lầm, tức giận và càng trở nên hung hăng, có hành vi cư xử không được mọi người chấp nhận nhiều hơn. Trong khi đó, những sinh viên có khả năng bày tỏ cảm xúc có thể diễn đạt một cách hiệu quả bằng lời hoặc bằng ngôn ngữ cơ thể, do đó có xu hướng tốt hơn trong việc tuân theo chuẩn mực xã hội. Điều này rất quan trọng vì những sinh viên này sẽ cảm thấy thoải mái hơn, được nhiều người chấp nhận hơn và nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ giáo viên và những người khác. Do vậy, những sinh viên này sẽ có cơ hội được học tập và phát triển bản thân trong điều kiện tốt hơn.

Ngày nay, có rất nhiều chương trình giáo dục trí tuệ cảm xúc dành cho học sinh, sinh viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau: chương trình phát triển trẻ em do nhà tâm lý học Eric Schaps soạn thảo nhằm tạo năng lực đồng cảm, năng lực tự thúc đẩy bản thân học tập, chế ngự xung lực của bản thân để học tốt, năng lực tự đặt mình vào vị trí của người khác hay chương trình nâng cao sự thành thạo xã hội do Roger Weissberg của trường đại học Illinois ở Chicago xây dựng tiến hành trên sinh viên,… tất cả những chương trình giáo dục này đều hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng hòa nhập xã hội, giúp sinh viên đạt được thành công trong học tập và trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Do vậy, giáo dục trí tuệ cảm xúc cho sinh viên là việc làm cần thiết và rất cần được khuyến khích trong các nhà trường ở nước ta hiện nay.

Tiểu kết chương I

Vào cuối thế kỉ XX các nhà tâm lý học hiện đại bắt đầu quan tâm đến chỉ số trí tuệ cảm xúc và cho rằng trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng đối với cảm xúc và hoạt động của con người.

Trí tuệ cảm xúc được nghiên cứu dưới hai góc độ tiêu biểu: góc độ thuần năng lực và góc độ hỗn hợp. Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về trí tuệ cảm xúc, chúng tôi chọn định nghĩa trí tuệ cảm xúc thuần năng lực của tác giả Mayer và Salovey đưa ra vào năm 1997 làm cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài: “Trí tuệ cảm xúc là năng

lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, cảm xúc hóa tư duy, hiểu và suy luận với cảm xúc; điều khiển và quản lý cảm xúc của mình và của người khác”.

Trí tuệ cảm xúc càng sắc sảo theo thời gian và dễ thay đổi. Do vậy, nếu cá nhân tích cực luyện tập thì có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân.

Ngày nay, các nhà tâm lý học trên thế giới không ngừng đi sâu nghiên cứu trí tuệ xúc cảm để hoàn thiện phương pháp đo lường cũng như phương pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc. Các nghiên cứu đó không chỉ mang lại giá trị vật chất xã hội mà còn mang lại giá trị

nhân văn sâu sắc trong cách nhìn nhận đánh giá khả năng của con người một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 38 - 40)