Đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi sinhviên

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 31 - 38)

Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ

Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích lũy phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội, nhận thức cảm tính của sinh viên có những nét mới về chất.

Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học cao đẳng là tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được các đối tượng, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu qui luật của các khoa học để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của họ một mặt kế thừa một cách có hệ thống, những thành tựu đã có, mặt khác lại phải tiếp cận với những thành tựu của khoa học đương đại và có tính cập nhật thời sự. Chính vì vậy nét đặc trưng trong hoạt động hoc tập của sinh viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Hoạt động nhận thức của sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:

Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội hệ thống các tri thức, các khái niệm khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với việc nghiên cứu khoa học vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia tương lai.

Hoạt động học tập của người sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, mục đích, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian một cách chặt chẽ nhưng đồng thời không quá bị khép kín, quá câu nệ mà lại có tính chất mở rộng khả năng theo năng lực sở trường của họ. Để có thể phát huy tối đa năng lực nhận thức của cá nhân trong nhiều lĩnh vực có những sinh viên không chỉ theo một khóa mà theo học hai, ba khóa khác nhau hoặc gần nhau để bổ sung kiến thức toàn diện cho mình.

Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng và phong phú với các thư viện, phòng thực nghiệm, phòng thí nghiệm bộ môn với những thiết bị khoa học cần thiết của từng ngành đào tạo. Do đó phạm vi hoạt động nhận thức của sinh viên đa dạng: vừa tiếp thu tri thức vừa rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.

Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao.

Điều quan trọng là sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc đại học phù hợp với chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi. Không tìm ra cách học khoa học sinh viên không thể đạt được kết quả học tập tốt vì khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà họ phải lĩnh hội trong những năm mà họ học ở đại học là rất lớn và đa dạng.

Tóm lại: Trong hoạt động học tập của sinh viên các quá trình nhận thức luôn diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện sự phát triển, tính có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của các em. Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển

chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề. Do vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết, luôn mong muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vững vấn đề hơn.

Trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, tính chất chọn lọc của tri giác ở sinh viên rất cao. Sinh viên thường tri giác những tài liệu học tập liên quan tới hứng thú nhận thức và có ích cho hoạt động nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các quá trình trí nhớ thường diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Nhờ có trí nhớ, sinh viên tích luỹ được tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương lai.

Quá trình tư duy diễn ra rất căng thẳng trong suốt quá trình học tập của sinhviên. Tư duy ở sinh viên gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Quá trình tư duy của sinh viên khác về chất so với các lứa tuổi trước. Sinh viên đã biết tự đặt ra vấn đề, tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau, có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng và có khả năng tự đánh giá kết quả tìm được. Phẩm chất tư duy sáng tạo cũng được bộc lộ trong hoạt động học tập của sinh viên. Sinh viên biết vượt ra khỏi giới hạn những tài liệu cơ bản, tìm thấy mối liên hệ mới giữa các đối tượng. Sinh viên biết huy động hợp lý, rộng rãi các tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Những đặc điểm nêu trên cho thấy sự phát triển về chất trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Điều này góp phần quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai và giúp sinh viên thích ứng với môi trường xã hội mới đang rộng mở trước mắt.

Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Theo B.G.Ananhep và các nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống sinh viên. Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó. Hầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình với chuyên ngành và nghề nghiệp

đã chọn. Để thoả mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và thư viện trường đại học mà còn tự học thêm, tham gia các khoá học khác … Chính tình cảm trí tuệ này làm cho lượng tri thức mà sinh viên tích luỹ được thường rất lớn, vượt xa những sinh viên không có loại tình cảm này về mọi mặt. Hơn ai hết sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái, đạo đức cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật, hiện tựợng của thiên nhiên do con người tạo ra. Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở lứa tuổi sinh viên biểu lộ một chiều sâu rõ rệt.

Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời trung học phổ thông tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên. Bên cạnh đó, việc hình thành những tình bạn mới ở trường đại học cũng không kém phần bền vững. Tình bạn ở tuổi sinh viên làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên. Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến thời kỳ này thì phát triển với một sắc thái mới. Nhìn chung, tình yêu nam nữ ở lứa tuổi sinh viên rất đẹp và lãng mạn. Song loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên do hoàn cảnh, điều kiện và kế hoạch đường đời của mỗi người khác nhau. Trong tình yêu, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại như mẫu thuẫn giữa những đòi hỏi của tình yêu với môi trường sống của tập thể khó biểu hiện điều đó, mẫu thuẫn giữa khối lượng tri thức nhiều, đa dạng với thời gian có hạn trong học tập, mẫu thuẫn giữa việc còn phụ thuộc kinh tế gia đình với một tình yêu say đắm, muốn thành vợ chồng và sống độc lập … Trong khi giải quyết những mâu thuẫn này, sinh viên gặp không ít khó khăn và cũng không ít tình yêu dẫn tới bế tắc. Do vậy, nhiều sinh viên đã chọn cho mình con đường tập trung học tập, học nghề trong thời gian học đại học. Cách này mang lại hiệu quả trong học tập đối với sinh viên và giúp các em vững vàng và chín chắn hơn trong cuộc sống.

Nhân cách của thanh niên sinh viên phát triển khá hoàn thiện và phong phú. Sau đây là những đặc điểm đặc trưng nhất

* Đặc điểm của tự ý thức

Thanh niên sinh viên không chỉ quan tâm nhiều đến vẻ đẹp hình thức mà còn đi sâu vào nhận thức những phẩm chất, giá trị của nhân cách. Họ không chỉ trả lời câu hỏi tôi là ai? Mà còn tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì? Tôi có xứng đáng không? Hơn thế họ còn có khả năng đi sâu lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế?

Những cấp độ đánh giá ở trên mang yếu tố phê phán. Vì vậy tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự nhận thức, vừa có ý nghĩa tự giáo dục.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ phát triển của phẩm chất nhân cách này có liên quan tới học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong sự tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện ngày càng cao.

Còn những sinh viên có thành tích học tập khác thường tự đánh giá không phù hợp. Những sinh viên tự đánh giá mình quá cao thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Hoạt động của họ hướng chủ yếu vào quan hệ. Ngược lại một số sinh viên đánh giá mình quá thấp thường bi quan trước kết quả hoạt động hoặc thụ động trong quan hệ với bạn bè. Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp. Vì vậy, cần giúp cho những sinh viên này thay đổi sự tự đánh giá để họ có thể tự tin hơn, đó là một điều hết sức cần thiết.

Những nghiên cứu của V.X.Merlin và E.I.Llin đã cho thấy sinh viên rất quan tâm đến việc đánh giá tốc độ phản ứng của mình trong học tập và trong giao tiếp. Phản ứng đúng và nhanh là một năng lực của nhân cách và rất có ý nghĩa đối với hoạt động của sinh viên. Đa số sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào người khác ở mức độ trung

bình. Kỹ năng này đòi hỏi một tổ hợp hành vi như kỹ năng làm quen giao tiếp với người lạ, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn,…Kỹ năng này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ngày càng rộng rãi của mình trong cuộc sống.

* Sự phát triển định hướng giá trị của thanh niên sinh viên

Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh thái độ hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.

Định hướng giá trị có nhiều tầng bậc, phạm vi khác nhau. Có những giá trị và định hướng cho một quốc gia, một thế hệ. Cũng có giá trị định hướng ở một phạm vi hẹp cho một nhóm, thậm chí một cá nhân. Định hướng giá trị có tính bền vững tương đối, có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội.

Định hướng giá trị phát triển mạnh vào cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên khi họ phải lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, với đề tài KX – 07 – 04 (Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang) cho thấy, trong hệ thống các giá trị chung, sinh viên Việt Nam đánh giá cao các giá trị: hòa bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin, gia đình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng.

Về những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa số sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các giá trị sau:

- Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả. - Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh. - Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài.

- Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm.

- Nghề có thu nhập cao: 77%

- Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ: 67,2% - Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích: 66,3% - Nghề có điều kiện chăm lo gia đình: 64,2% - Nghề có điều kiện phát triển năng lực: 62,8% - Nghề được xã hội quan trọng: 62,7%

- Nghề đảm bảo yên tâm suốt đời: 60% - Nghề làm việc bằng trí óc: 61,7%

- Nghề có thể giúp ích cho nhiều người: 57,8% - Nghề có điều kiện để tiếp tục học lên: 56,8%

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy sinh viên đã chọn và đánh giá rất cao những giá trị cơ bản của con người. Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế thị trường, những định hướng giá trị của thanh niên nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng đã có những thay đổi, những sự phân hóa nhất định. Ví dụ: Có xu hướng đề cao những giá trị kinh tế, vật chất và có phần coi nhẹ những giá trị về phẩm chất đạo đức, chính trị, xã hội. Đây là một vấn đề phức tạp đòi hỏi một quá trình giáo dục định hướng giá trị có tính chất từ vĩ mô đến vi mô của toàn xã hội.

Định hướng giá trị của sinh viên có liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được thực hiện hóa, được điều chỉnh trong quá trình học tập ở các trường Đại Học, Cao Đẳng. Tính viễn vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vời nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. Sinh viên không chỉ đề ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định. Nhiều sinh viên

ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học đã có kế hoạch riêng nhiều mặt để đạt được mục đích cuộc đời của mình. Họ không ngần ngại tìm việc làm thêm để thỏa mãn những yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo điều kiện cho việc hành nghề sau này

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)