Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 1 Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 41 - 44)

2.2.2.1. Phương pháp trắc nghiệm

Hiện nay có nhiều trắc nghiệm được dùng để đo trí tuệ cảm xúc. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc của EmIn; D.V. Lyusin (2006) làm thang đo lường trí tuệ cảm xúc.

a. Mục đích

+ Thang đo trí tuệ cảm xúc của Liu-xin là thang đo được dùng nhằm xác định năng lực hiểu và điều khiển cảm xúc của bản thân và của người khác. Trên cơ sở đó phân tích để rút ra kết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

b. Nội dung

Thang đo này gồm 46 câu. Cấu trúc của thang đo gồm:

+ Thang đo MEI (Liên nhân cách EQ): Khả năng hiểu cảm xúc của người khác và điều khiển chúng

+ Thang đo VEI (Nội nhân cách EQ): Khả năng hiểu các cảm xúc bản thân và điều khiển chúng

+ Thang đo PE (hiểu cảm xúc): Khả năng hiểu các cảm xúc của bản thân và của người khác

+ Thang đo UE (Điều khiển cảm xúc): Khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân và của người khác

+ Tiểu thang đo MP (hiểu cảm xúc của người khác): Khả năng hiểu trạng thái cảm xúc của người khác trên nền tảng các biểu hiện cảm xúc bên ngoài (khuôn mặt, điệu bộ cử chỉ và giọng nói) và/hoặc linh cảm; nhạy cảm với trạng thái bên trong của người khác

+ Tiểu thang đo MU (điều khiển cảm xúc của người khác): Khả năng khơi gợi cảm xúc ở người khác, làm giảm các cảm xúc không cần thiết và có khả năng điều khiển người khác

+ Tiểu thang đo VP (hiểu các cảm xúc của bản thân): Khả năng hiểu các trạng thái cảm xúc của bản thân: Có thể nhận ra và đồng nhất chúng, hiểu các nguyên nhân nảy sinh cảm xúc và khả năng mô tả bằng lời.

+ Tiểu thang đo VU (điều khiển cảm xúc của bản thân): Khả năng và nhu cầu điều khiển các cảm xúc của bản thân, khơi gợi và giữ được các cảm xúc cần thiết, kiểm soát được các cảm xúc không cần thiết

+ Tiểu thang đo VE (kiểm soát sự biểu cảm): Khả năng kiểm soát các biểu hiện bên ngoài các cảm xúc của bản thân

c. Cách tiến hành trắc nghiệm

Chúng tôi tiến hành đo đạc trí tuệ cảm xúc trên 280 sinh viên năm nhất hệ Sư phạm trường đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng một cách ngẫu nhiên. Trước khi tiến hành trắc nghiệm chúng tôi giới thiệu mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của trắc nghiệm. Sau đó chúng tôi tiến hành theo các bước:

Bước 1: Phát cho mỗi sinh viên một phiếu trắc nghiệm, yêu cầu sinh viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân lên phiếu trả lời.

Bước 2: Hướng dẫn sinh viên làm trắc nghiệm Bước 3: Sinh viên tiến hành làm trắc nghiệm

Bước 4: Thu phiếu trả lời trắc nghiệm của sinh viên sau khi làm xong.

d. Cách đánh giá kết quả trắc nghiệm

CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU Mã câu hỏi

Câu Mã 1. MP+ 2. MU- 3. MP+ 4. VU+ 5. MU- 6. VE- 7. VP+ 8. VP- 9. MU+ 10. VE+ 11. MP+ 12. VU- 13. MP+ 14. VP+ 15. MU+ 16. VE- 17. MU+ 18. VP- 19. VE+ 20. MP+ 21. VE+ 22. VP- 23. VE+ 24. MU+ 25. VU+ 26. VP+ 27. MP+ 28. VU+ 29. MP+ 30. MU- 31. VP- 32. MP+ 33. VU- 34. MP+ 35. VP- 36. MU+ 37. VU+ 38. MP- 39. VE- 40. MU- 41. VP- 42. MP- 43. VU- 44. MU- 45. VP- 46. MP-

Cách tính điểm

Mỗi câu trả lời tương ứng với điểm như sau:

 Đối với các câu dương tính (+):

o Hoàn toàn không đồng ý – 0,

o Hiếm khí đồng ý – 1,

o Đồng ý – 2,

o Hoàn toàn đồng ý – 3;

 Đối với các câu âm tính (-)

o Hoàn toàn không đồng ý: – 3,

o Hiếm khi đồng ý – 2,

o Đồng ý – 1,

o Hoàn toàn đồng ý – 0. Ý nghĩa các thang đo được tính như sau:

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)