TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

Một phần của tài liệu lịch sư 9 (Trang 35 - 52)

1.Ổn định

2. Bài cũ

- Tại sao nói "Công xã PI/ri là nhà nước kiểu mới"? 3. Dẫn dắt bài mới

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sau thời kì tự do cạnh tranh ,các nước tư bản bước sang thời kì phát triển mới là tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc . Vậy bước sang thời kì nầy ,tình hình kinh tế,chính trị của các nước nầy có gì thay đổi.Chúng ta cùng hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động dạy và học Nội dung

* Hoạt động 1 Cá nhân - nhóm

+ Mục tiêu Tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh cuối TK XIX.

- Dùng lược đồ chỉ vị trí của nước Anh. GVNhắc lại tình hình nước Anh sau cách mạng công nghiệp?

HS Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm nhất ,đứng đầu thế giới về công nghiệp.

GVCuối thé kỉ XIX kinh tế nước Anh thay đổi như thế nào?

HSTốc độ phát triển chậm ,công nghiệp đứng hàng thứ 3 thế giới.

Thảo luận nhóm HS chia 4 nhóm để thảo luận. (1’)

?Vì sao tốc độ phát triển kinh tế của Anh chậm lại?

- Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại Tư bản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn đầu tư vào chính quốc.

GV Mặc dù vậy cuối thế kỉ XIX đầu thé kỉ XX nhiều công ty độc quyền ra đời,chi phối toàn bộ kinh tế của đất nước.

GV Vì sao tư bản Anh chủ trương vào các nước thuộc địa thuộc địa?

HSVì đầu tư vào thuộc ít vốn thu lãi

nhanh(mua rẻ nguyên liệu ,bán hàng giá cao). GVTrình bày về thể chế chính trịThể chế chính trị quân chủ lập hiến.Các đảng cầm quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư

sán.Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa(GV chỉ các

I/Tình hình các nước Anh,Pháp,Đức,Mỹ 1/Anh

a. Kinh tế

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại ,sản xuất công nghiệp đứng thứ 3 thế giới.

- Tư bản Anh chú trọng vào đầu tư thuộc địa.

Nhiều công ty độc quyền ra đời.

b.Chính trị

- Quân chủ lập hiến, các đảng cầm quyền bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

thuộc địa Anh trên bản đồ).

GV Vì sao Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là"Chủ nghĩa đế quốc thực dân"?.

HS Vì chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột cả một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

* Hoạt động 2 cá nhân

+ Mục tiêu Tình hình kinh tế, chính trị của nước Pháp.

- Dùng lược đồ chỉ vị trí của nước Pháp.

GVGợi ý cho HS nhớ lại tình hình nước Pháp sau năm 1871.

? Vì sao kinh tế Pháp phát triển chậm?.

HS Pháp thua trận bồi thường chiến phí, nghèo tài nguyên.

GV Sang đầu thế kỉ XX kinh tế pháp có gì đáng chú ý?

HS Xuất hiện nhiều công ty độc quyền,Pháp chú trọng xuất cảng tư bản

Hs cho các nước nghèo vay.

=>Chủ nghĩa đế quốc Pháp là"Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"

GV Tình hình chính trị ở Pháp có gì nổi bật? HSThể chế cộng hoà,tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân,chạy đua vũ trang tăng cường xâm lược thuộc địa.

GVDùng bản đồ chỉ hệ thống thuộc địa của Pháp, đứng thứ 2 sau Anh.

* Hoạt động 3 cá nhân - nhóm

+ Mục tiêu Tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức.

- Dùng lược đồ chỉ vị trí của nước Đức.

Thảo luận nhóm HS chia 4 nhóm để thảo luận. (1’)

? Vì sao kinh tế Đức phát triển nhanh chóng? - Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Đăc điểm chủ nghĩa đế quốc thực dân. 2/Pháp a.Kinh tế - Kinh tế phát triển chậm. - Các công ty độc quyền ra đời. - Chú trọng xuất cảng tư bản.

=>Đặc điểmChủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

b.Chính trị

- Thể chế cộng hoà

- Quan hệ trong nước căng thẳng.

- Tăng cường xâm chiếm thuộc địa. 3/Đức a.Kinh tế - Phát triển nhanh chóng đứng hàng thứ 2 thế giới - Các công ty độc quyền ra đời.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa ,trở rhành nước có nền kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới.

Do đất nước thống nhất,giành dược nhiều quyền lợi từ Pháp, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học -kĩ thuật mới vào sản xuất.

 Các công ty độc quyền ra đời. GV Tình hình nước Đức về chính trị ?

HS Là thể chế liên Bang ,quyền lực nằm trong tay quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

GV Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức? HS Là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

GV Tình hình phát triển về kinh tế,chính trị của ba đế quốc lớn ở châu Âu dẫn đến mâu thuẩn không thể tránh khỏi và ngày càng gay gắt giữa Đức với Anh ,Pháp để chia lại thế giới. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.

b.

C hính trị

- Là nhà nước thể chế Liên bang. Quyền lực nằm trong tay quý tộc ,địa chủ và tư sản độc quyền.

- Chính sách đối nội ,đối ngoại phản động.

=> Đặc điểm Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

4. CỦNG CỐ

- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm điền dấu x vào ô  có câu trả lời đúng dưới đây về nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh?

 Máy móc, trang thiết bị lạc hậu.

 Tư bản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn đầu tư vào chính quốc.

 Phong trào đấu tranh của công nhân Anh diễn ra mạnh mẽ.

 Tất cả 3 ý trên đều đúng.

- Các tổ chức độc quyền Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào? - Tại sao sau chiến tranh pháp – Phổ, CNTB Đức phát triển nhanh chóng? 5. DẶN DÒ

- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối mỗi phần.

- Lập bảng so sánh vị trí kinh tế của Anh,Pháp,Đức trước và sau 1870. - Đọc trước phần 4.Mỹ và phần II “Chuyển biến quan trọng ở các đế quốc”, tìm hiểu tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?

Tiết 11

Ngày soạn / /2009 Ngày dạy / /2009

Bài 6 CÁC NƯỚC ANH,PHÁP ,ĐỨC,MỸ

CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX (-TƯ TƯởNG) I/ M ỤC TIÊU

1. Kiến thức HS hiểu được

- Tình hình và đặc điểm của nước Mỹ. - Điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ở Mỹ. 2. Tư tưởng

- Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản.

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng ,đấu tranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hoà bình.

3. Kĩ năng

- Bồi dưởng kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử,hiểu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.

II/ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Sưu tầm tài liệu về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Lược đồ các đế quốc và thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Học sinh

- Học thuộc bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.

- Đọc trước phần 4.Mỹ và phần II “Chuyển biến quan trọng ở các đế quốc”, tìm hiểu tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa? III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định

2. Bài cũ

-Nêu lên tình hình kinh tế,chính trị của nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế Kỉ XX?

-Nêu tình hình kinh tế ,chính trị của nước Đức từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

3. Dẫn dắt bài mới

Ở tiết học trước chúng ta đã nắm được về tình hình kinh tế, chính trị của 3 nước Anh ,Pháp ,Đức . Còn về nước Mỹ, để xem nền kinh tế và chính trị có đặc điểm gì? Các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX có những chuyển biến quan trọng như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta những vấn đề nêu trên.

Hoạt động dạy và học Nội dung * Hoạt động 1 nhóm – cá nhân

+ Mục tiêu Tình hình kinh tế, chính trị của Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Thảo luận nhóm HS chia 4 nhóm để thảo luận. (1’)

? Tại sao nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng?

- Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng,ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu, đất nước hòa bình.

? Các công ty độc quyền ở Mỹ hình thành như thế nào?

HS Các công ty độc quyền là những Tơ rớt đứng đầu ,là những ông "vua" như "vua dầu mỏ" Rốc pheo lơ,"vua thép" Mooc gan...

GV Chế độ chính trị ở Mỹ có đặc điểm gì? HS Đề cao vai trò tổng thống do Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên nắm quyền.

* Liên hệ chế độ chính trị ở Mỹ ngày nay. GV Chính sách đối ngoại của Mỹ?

HS Bành trướng khu vực Thái Bình

Dương,gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa,can thiệp khu vực trung-Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đo la Mỹ.

GV dùng lược đồ chỉ những vùng Mỹ tiến hành Xâm lược

GVVì sao nói Mỹ là xứ sở của các "Ông vua công nghiệp".

HS Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Mỹ xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ có

4/ Mỹ

a. Kinh tế

- Kinh tế phát triển nhanh chóng,đứng đầu thế giới về phát triển công nghiệp.

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện

b. Chính trị

- Đề cao vai trò tổng thống do Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên nắm quyền.

- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

- Tăng cường xâm lược thuộc địa.

ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế ,chính trị , đứng đầu là những ông vua như "vua dầu mỏ","vua thép", "vua ô tô".

* Hoạt động 2 cá nhân - nhóm

+ Mục tiêu Nắm được chuyển biến quan trọng ở các đế quốc sự hình thành các tổ chức độc quyền, và tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

GVQua việc học tập về các đế quốc lớn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX em thấy trong sản xuất chuyển biến như thế nào?

HS Sản xuất công nghiệp phát triển dẫn đến cạnh tranh sản xuất ,hình thành các công ty độc quyền .

GV Các công ty độc quyền có vai trò như thế nào trong đời sống của các nước đế quốc? HS Nắm giữ, chi phối đời sống kinh tế . GV Sang thế kỷ XX các công ty độc quyền chiếm ưu thế, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước tư bản, thì chủ nghĩa tư bản chuyển san giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Giai đoạn cao nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản.

- HS quan sát hình 32 SGK

GV Em hãy cho biết quyền lực của các công ty độc quyền?

HS Vai trò và quyền lực của các công ty độc quyền ở Mỹ cấu kết chặc chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là" Tự do"ở xã hội các nước đế quốc.

Thảo luận nhóm HS thảo luận theo bàn (1’) MT ? Tại sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược thuộc địa ? Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa?

- Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

II/Chuyển biến quan trọng ở các đế quốc

1.Sự hình thành các tổ chức độc quyền

- Sản xuất công nghiệp phát triển Sự cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản

 các công ty độc quyền ra đời, chi phối đời sống kinh tế.

-Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại Bước sang giai đoạn chủ nghĩa độc quyền nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều- Xâm lược thuộc địa.

GV Dùng lược đồ. Cho HS quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức đã học ghi tên các nước đế quốc vào các vùng trên thế giới bị chúng xâm lược làm thuộc địa.

MT  Hậu quả cuộc xâm lược đối với nhân dân các nước trở thành thuộc địa, phụ thuộc ND vô cùng khổ cực…(liên hệ với đời sống của ND Việt Nam trong suốt gần 1 thế kỉ bị thực dân Pháp xâm lược)

GV Qua lược đồ em có nhận xét gì về phần thuộc địa của các nước đế quốc?

HS Các đế quốc già( Anh, Pháp) kinh tế phát triển chậm nhưng chiếm nhiều thuộc địa. Các đế quốc trẻ (Đức, Mỹ) kinh tế phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa.

GV Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị rường và thuộc địa dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

nguyên liệu, thị trường, Xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều.

- Đến đầu thế kỷ XX " Thế giới đã bị phân chia xong"

4/. CỦNG CỐ

- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm điền dấu x vào ô  có câu trả lời đúng dưới đây về nguyên nhân nền công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc

 Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

 Thị trường trong nước mở rộng.

 Ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

 Lợi dụng nguồn vốn của châu Âu.

 Đất nước hòa bình.

 Tất cả các ý trên đều đúng.

- Đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc là gì?

( Sự tập trung sản xuất và tư bản, sự thống trị của các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của một nước)

- Những mâu thuẩn chủ yếu trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? Kết quả của những cuộc mâu thuẩn đó?

- Lập bảng so sánh vị trí kinh tế của Anh,Pháp,Đức, Mĩ trước và sau 1870. TRƯỚC NĂM 1870 SAU NĂM 1870 Tên nước Tên nước ANH ANH PHÁP PHÁP ĐỨC ĐỨC MỸ MỸ

- Học thuộc bài , trả lời các câu hỏi cuối bài. ---

Tiết 12

Ngày soạn / /2009 Ngày dạy / /2009

Bài 7 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX I/ M ỤC TIÊU

1. Kiến thức HS hiểu được

-Trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX), cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt, sự phát triển của phong trào công nhân đã dẩn đến sự thành lập Quốc tế thứ II.

- Công lao, vai trò to lớn của Ăng-ghen và Lê-nin đối với phong trào 2. Tư tưởng

- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội .

- Bồi dưỡn tinh thần CM, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các lãnh tụ CM thế giới.

3. Kĩ năng

- Bước đầu hiểu được những nét cơ bản về các khái niệm " Chủ nghĩa cơ hội ","cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới".

-Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản. II/ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

-Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh

- Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.

Một phần của tài liệu lịch sư 9 (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w