NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918 ) - Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
- Chính trị, văn hoá: lừa bịp.
Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
Các cuộc khởi nghĩa
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế Khởi nghĩa ở Thái Nguyên
Nguyên nhân Pháp mở chiến dịch bắt lính để
đưa sang chiến trường châu Âu.
Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù binh chính trị khởi nghiã.
Lãnh đạo Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời
vua Duy Tân tham gian.
Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn
Diễn biến chính Dự kiến đên 3 rạng sáng 4-5-1916
tại Huế nhưng bị bại lộ, mưu khởi nghĩa không thành.
Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm được trại lính nên bị phản công.
Kết quả Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt
và bị xử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi.
Kéo dài 5 tháng thất bại. Đội Cấn tự sát.
GV cho các em tự trình bày những hiểu biết của mình về quãng đời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành trước 1911, nhất là thời gian Người ở Huế và sự kiện 5-6- 1911, tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước.
Hỏi:: Mục đích của chuyến đi?
HS: Tìm con đường cứu nước mới. Vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối.
Hỏi:: Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi?
HS: Từ 1911 đến 1917, đi nhiều nơi trên thế giới. (dùng lượt đồ chỉ nơi đến). Từ 1917, trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
GV: Những hoạt động yêu nước của
3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Tiểu sử Nguyễn Tất Thành:
- 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- 1917 tại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước
Người tuy chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
HS thảo luận: Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp thời đó?
+ Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
+ Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm.
+ Từ khảo sát thực tế, Người đúc rút thành kinh nghiệm rồi quyết định theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
GV: Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.
3.Củng cố : + Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914-1918?
+ Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? 4. Bài tập: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Tuần : 33 Tiết : 50
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918