1. Các vùng nông thôn: - Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân.
- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: - Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.
- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Tư sản
+ Tiểu tư sản thành thị. + Công nhân.
xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
- Tầng lớp tư sản: Nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn, thế lực kinh tế yếu. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Chủ xưởng nhỏ, buôn bán nhỏ, viên chức nhà nước, cuộc sống bấp bênh. Có ý thức đân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận dộng cứu nước.
- Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống cơ cự, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
Hỏi: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
HS: Phong trào mạnh mẽ, được dông đảo nhân dân tham gia nhưng đều thất bại.
GV: Điều kiện trong nước(sự phân hoá xã hội) đã trở thành cơ sở để tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng bên ngoài vào.
Hỏi: Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến Việt nam lúc đó?
HS: Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, tư tưởng muốn noi gương Nhật Bản.
Hỏi: Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam lúc đó lại muốn noi gương Nhật Bản?
HS: Nhật Bản cũng là nước châu Á, nhờ có duy tân và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên hùng cường và đánh thắng Nga trong chiến tranh Nga-Nhật.
Hỏi: Tầng lớp nào tếp thu tư tưởng đó? HS: Trí thức Nho học tiến bộ.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Ảnh hưởng từ bên ngoài tác động
vào Việt Nam.
- Các trí thức Nho học muốn đi theo con đường dân chủ tự sản.
4. Củng cố: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấop, tầng lớp trong xã hội Việt nam cuối TK XIX - đầu TK XX:
Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Địa chủ phong kiến
Chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô.
Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.
Nông dân Làm ruộng. Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh
vì độc lập, ấm no.
Tư sản Kinh doanh công
thương nghiệp.
Thoả hiệp với đế quốc. Một số bộ phận có ý thức dân tộc.
Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ.
Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước,
chống đế quốc.
Công nhân Bán sức lao động
làm thuê.
Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:" Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918".
Tuần : 31 Tiết : 48
Bài 30. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG
PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận thức rõ
- Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam-xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.
- Phong trào Đông Du 1905-1909
- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907
- Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ,họ luôn vươn tới những cái mới,muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới.
- Các sĩ phu tiến bộ đang muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra kHỏi: vòng nô lệ.
- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo,xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc,đế quốc phương Đông và phương Tây .
3. Kĩ năng
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử. - Biết nhận định,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.Chân dung: Phan Bội Châu,Lương Văn Can,Phan Châu Trinh
- Những hình ảnh hoặc những cuốn băng về phong trào duy tân chống thuế ở Trung Kì.
III.NỘI DUNG BÀI MỚI
1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và thái độ chính trị của từng giai cấp.
3. Bài mới
Sau khi phong trào Cần Vương thế kỉ XIX tan rã,phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của quần chúng cũng tạm thời lắng xuống.Một phong trào cách mạng mới được đẩy lên ở nước ta-phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.Hôm nay chúng ta tìm hiểu phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX 1918.
Hoạt động thầy và trò Nội dung
Hoạt động HS đọc mục I
GV cho học sinh nhận thức về xu hướng dân chủ tư sản
- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX giúp vua cứu nước thất bại.
- Đầu TK XX,cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến.Các đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp,tầng lớp mới: tư sản,tiểu tư sản => Xu thế cứu nước mới đi theo dân chủ tư sản.
Hỏi:Hoàn cảnh Việt Nam đầu TK XX như thế nào? (GV hướng dẫn học sinh trả lời)
TL: Đầu TK XX,một trào lưu dân chủ