1. Giới thiệu bài: Trong học kì II, chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Trong bài này, chúng ta sẽ thống kê lại xem trong giai đoạn lịch sử đã học có những sự kiện chính nào cần phải chú ý. Nội dung chính của giai đoạn này.
2. Bài mới:
Trước hết, GV chia HS làm 3 nhóm, hướng dẫn HS mỗi nhóm lập một bảng thống kê theo từng nội dung:
Bảng 1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta.
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858 Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
Nhân dân ta đánh trả quyết liệt.
2-1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân ta chặn địch ở đây
2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định
Trường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
6-1862 Hiệp ước Nhân Tuất. Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Nhân dân độc lập kháng chiến
6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nhân dân sáu tỉnh khởi nghĩa
20-11- 1873
Pháp đánh thành Hà Nội Nhân dân tiếp tục chống Pháp
18-8- 1883
Pháp đánh Huế. Điều ước Hác- măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp.
Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt. Bảng 2. Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.
Thời gian Sự kiện
5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê
Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (1918)
Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham
gia Phong trào Đoong Du (1905-1909) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
Bạo động vũ tranh để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản.
Nhiểu thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu ước Đông Kinh nghĩa thục (1907) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Đông đảo nhân dân tham gia, nhiểu tầng lớp xã hội. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908) Nâng cao trí thức tự cường để đi đến giành độc lập.
Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp... Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Chống đi phu, chống sưu thuế
Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu thế bạo động.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
Sau khi hướng dẫn HS làm bảng xong, GV dựa trên các bảng đã chuẩn bị sẵn, đặt các câu Hỏi: cho HS trả lời nhằm làm cho HS nắm được những nội dung chính của Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918:
- Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?
- Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ? (Lưu ý thái độ trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước ) - Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?
- Những nét chính của phong trào Cần Vương : Nguyên nhân bùng nổ , diễn biến chính , kết của ,ý nghĩa của phong trào .
- Những chuyển biến về kinh tế ,xã hội , tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX .
- Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành .Ý nghĩa của hoạt động đó .
3. Bài tập:
+ Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương theo mẫu sau:
KHỞI NGHĨA THỜI GIAN NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI Ý NGHĨA, BÀI HỌC
+ So sánh hai xu hướng cứu nước : Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương ,biện pháp khả năng thực hiện , tác dụng , hạn chế ...
+ Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh về Bác Hồ thời niên thiếu ( Đặc biệt là quãng thời gian người ở Huế ).
--- Tuần : Tiết :45 KIỂM TRA (HỌC KÌ II) A- ĐỀ KIỂM TRA: I/ TRẮC NGHIỆM:
1.Em hãy viết và nối các kí hiệu lại với nhau (bằng dấu - ) sao cho đúng. A-Ngày 17/2/1859
B-Đêm 23/2/1861. C-Ngày 5/6/1862 . D-Ngày 13/7/1885.
E- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. G- Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất. H- Quân Pháp tấn công thành Gia Định. I - Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà. 2. Em hãy nối cột Avới cột B cho đúng.
CỘT A (Thời gian) CỘT B (Tên hiệp ước)
15/3/1874 Hac-măng
25/8/1883 Nhâm Tuất
6/6/1884 Pa-tơ -nốt.
3.Viết chữ Đ là đúng ,chữ S là sai vào ô trống dưới đây:
- Cuộc phản công quân Pháp ở Huế của phe chủ chiến (7/1885) nhằm giành lại chính
quyền từ tay Pháp.
- Tân Sở là vùng Tây tỉnh Quảng Trị nơi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương bắt đầu từ cuộc phản công quân Pháp ở Huế tháng 7 năm 1885.
- Hoàng Cao Khải là nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Cần Vương. -Ở Nam Kì không có phong trào diễn ra hưởng ứng Chiếu Cần Vương. II/TỰ LUẬN:
1/Vì sao hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết được đánh giá cao?
2/Nêu những chi tiết cần thiết (Thời gian, địa điểm, tên người chỉ huy ) của các cuộc khởi nghĩa
hưởng ứng Chiếu Cần Vương ? ĐÁP ÁN CHẪM ĐIỂM:
Câu 1: (1đ) A - H ; B - I ; C - G ; D - E Câu 2: (1đ)
5-6-1862 Hiệp ước Nhâm
Tuất
15-3-1874 Hiệp ước Giáp
Tuất
25-8-1883 Hiệp ước Hác
Măng
6-6-1884 Hiệp ước Patơnốt
Câu 3: (1đ) Theo thứ tự Đ - Đ - S - S - Đ
Câu 4:Không tham vinh hoa phú quý đã chống lại thực dân để giành lại chủ quyền đất nước. Không chịu làm nô lệ. Tổ chức kháng chiến và ra Chiếu Cần Vương kêu gọi Văn thân, sĩ phu cùng nhân dân giúp vua chống lại thực dân Pháp.
Câu 5: * Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887 ) Lãnh đạo: Phạm Bành , Đinh Công Trứ
* Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-1892) Thuộc tỉnh Hưng Yên Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
* Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1895) Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
--- Tuần :16
Tiết :31 BÀI TẬP LỊCH SỬ
A- Mục tiêu bài học:
Củng cố kiến thức lịch sử cận đại đã học ở chương II và chương III - Thực hiện giải bài tập lịch sử ở dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu chung của bộ môn.
B- Phương tiện dạy học:
Chuẩn bị bài tập trắc nghiệm.
Phân chia lớp làm nhiều nhóm để thảo luận.
C-Tiến trình dạy học: 1.Ổn định :
2.KTBC :3. Bài mới: 3. Bài mới:
+ GV Phát phiếu học tập cho học sinh để thảo luận nhóm. Bài 1: Viết và nối các kí hiệu lại với nhau sao cho đúng. A- Tháng hai năm 1917. B- Ngày 0 7- 11-1917. C- Năm 1918-1920. D- Năm 1921-1925. E- Năm 1926-1929. F- Năm 1928-1933. G- Năm 1933-1937. H- Tháng 6 năm 1941.
M- Cách mạng tháng Mười Nga thành công. N- Cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi. I - Chống thù trong giặc ngoài.
K- Khôi phục kinh tế.
Q- Bước đầu công nghiệp hoá XHCN. J - Kế hoạch năm năm lần thứ nhất. T- Kế hoạch năm năm lần thứ hai .
S- Bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước .
Bài 2: Viết chữ (Đ) đúng, chữ (S) sai vào các ô vuông dưới đây: CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
Xuất hiện một số quốc gia mới.
Các nước thắng trận và bại trận đều suy yếu.
Đức là nước đem lại lợi nhuận nhiều nhất sau chiến tranh.
Trong giai đoạn 1918-1923 nền thống trị của giai cấp tư sản bất ổn định.
Bùng nổ cao trào cách mạng 1918-1923.
Bài 3: Hãy viết vào bảng dưới đây sự ra đời của các Đảng cộng sản tương ứng với các cột thời gian:
THỜI GIAN CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN ĐƯỢC THÀNH LẬP
5/1920 7/1921 3/2/1930 4/1930 11/1930
Bài 4: Dùng gạch nối các sự kiện và tên các quốc gia cho đúng
CỘT A CỘT B
Đức Phong trào "Ngũ tứ " năm 1919
Trung Quốc Cuộc "bạo động lúa gạo " năm 1918
Nhật Bản Chính sách của Ru-dơ-ven
Liên Xô Chính sách "cộng sản thời chiến"
Hoa Kỳ Phát xít hoá hệ thống chính trị
In-đô-nê-xia Xu-các -nô lãnh đạo phong trào độc lập
dân tộc
4/ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Cả lớp thảo luận - Giáo viên nhận xét bổ sung.
5/Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại . Xem trước bài " Chiến tranh thế giới thứ II".
---