Tiến trình dạy học: 1 Ổn định

Một phần của tài liệu lịch sư 9 (Trang 143 - 148)

1. Ổn định

2. KTBC:

-Trình bày ý nghĩa ,nguyên nhân thất bạicủa phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi?

3- Bài mới: Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân ta phải đứng lên chống ách xâm lược. Bên cạnh các đất nước ta. Nhân dân ta phải đứng lên chống ách xâm lược. Bên cạnh các cuuộc đấu tranh chống Pháp trên chiến trường. lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau,trong đó có việc đề xuất các đề nghị cải cách mà chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động dạy và học Nội dung

Hoạt động 1 HS đọc mục 1

? Tình hình nước ta vào những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?

HS: Pháp mưu mô thôn tính cả nước ta;triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu;kinh tế ,xãhội khủng hoảng

nghiêm trọng=>Mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc gay gắt.

GV: Trước tình cảnh đó,một bộ phận nhân dân không chịu đựng nổi đã đứng lên khởi nghĩa

GỌI HS Đọc tư liệu chữ in nghiêng

?: Trước yêu cầu của lịch sử nhân dân Việt Nam lúc bây giờ phải làm gì?

HS: thay đổi chế độ hoặc cải cách xã hội cho phù hợp,đưa đất nước thoát kHỏi: bế tắc

GV: Như vậy cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta.

Hoạt động 2 HS đọc mục 2

I-Tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX

Kinh tế ,xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. =>mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc gay gắt .

? Vì sao các quan lại,sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?

HS: Để giải quyết trình trạng khủng hoảng ,suy yếu của nền kinh tế,xã hội lúc bây giờ.

GV cho HS đọc SGK trang 135

?Kể tên những nhà cải cách cuối thế kỉ XIX?

HS: Dựa vào sách GK trả lời

GV:Các nhà cải cách là những nhà thông thái,đi nhiều,biết nhiều,đã từng chứng kiến sự phồn vinh của tư bản Âu-Mĩ và văn hoá phương Tây.

GV: Giới thiệu chi tiết về Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông.

GV: Kết luận : Như vậy , của Nguyễn Trường Tộ là sự kết tinh 3 yếu tố:

Hoạt động 3 Hs đọc mục 3

? nguyên nhân nào dẫn đến các cải cách không thực hiện được?

HS:Các đề nghị cải cách còn mang tính lẻ tẻ,rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong,chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại . Triều đình phong kiến bảo thủ,không chấp nhận những thay đổi và từ chối sự cải cách.

? Tuy không thực hiện được nhưng phần nào nó cũng đem đến cho xã hội phong kiến Nguyễn một số điểm tích cực dó là những điểm nào?

HS: Nới lỏng chính sách bế quan toả cảng;bớt ngặt nghèo với đạo Thiên chúa giáo, góp phần cho việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX.

? Theo em nếu các đề nghị cải cách trên được thực hiện thì tình hình đất nước ta sẽ như thế nào?

HS: Tự trả lời

GV: Liên hệ với công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta.

II-Những đề nghị cải cách

Các nhà cải cách tiêu biểu : Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.

Nội dung cải cách: Nội trị ,ngoại giao ,kinh tế văn hoá...

III-kết cục của các đề nghị cải cách

Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các thay đổi cải cách

4- Củng cố:

? Tình hình nước ta vào những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? ? Vì sao các quan lại,sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?

? nguyên nhân nào dẫn đến các cải cách không thực hiện được?

? Theo em nếu các đề nghị cải cách trên được thực hiện thì tình hình đất nước ta sẽ như thế nào?

5/ Dặn dò :

Về học bài và làm bài tập trong sách

Tuần : 30 Tiết : 46

CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT

NAM I.Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, GD của thực dân Pháp. Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

-Tư tưởng: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp. -Kĩ năng: Sử dụng bản đồ

II. Phương tiện dạy học:

Lược đồ liên bang Đông Dương

Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương III. Tiến trìng dạy học:

1. Ổn định: 2. KTBC:

Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX?

Nhứng đề nghị cải cách ở Việt nam cuối TK XIX? 3. Bài mới:

Hoạt động dạy và học Nội dung

GV: Dùng sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp cho HS

thấy được bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẻ từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

Hỏi: Chính sách của thực dân Pháp có nhứng điểm thống nhất giả tạo nào?

HS: Chia Đông Dương thành 5 kỳ với nhiều chế độ khác nhau, nhưng thực chất đều là thuộc địa của Pháp. Nó còn chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân ta.

* HS thảo luận: Tác động của bộ máy này đối với Pháp và tác động đối với Việt Nam như thế nào? + Đối với Pháp: Cai trị từ trên xuống chặt chẽ. + Đối với Việt Nam: Xáo tên Việt Nam, Lào, Campuchia.

Biến Đông Dương thành đơn vị hành chính của Pháp.

I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP

1. Tổ chức bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối.

Chia Đông Dương thành 5 kỳ.

Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp để tiến hành khai thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp.

Hỏi: Mục đích tổ chức bộ máy cai trị của Pháp? HS: Tăng cường bóc lột, kìm kẹp để tiến hành khai thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp.

Hỏi: Pháp đã áp dụng nhứng chính sách kinh tế gì? HS: Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu tộ.

Công nghiệp: Khai thác mỏ (than và kim loại) Xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ cho việc khai thác vận chuyển. Thương nghiệp độc chiếm thị trường mua bán

hàng hoá, nguyên liệu, thu thế.

Hỏi: Nêu những chính sách VH-GD của thực dân

Pháp ở Việt Nam?

HS: Trả lời theo sách giáo khoa.

GV: Đường lối phát triển giáo dục thuộc địa của Pháp là chỉ mở ít trường học ,càng lên cao số lượng học sinh càng giảm.

Hỏi:Chính sách VH-GD của Pháp nhằm mục đích

gì?

HS: Tạo ra tầng lớp người chỉ biết phục tùng

Pháp.Lợi dụng phong kiến để cai trị ,đàn áp nhân dân , kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt dễ bề cai trị.

GV: Ngoài ra Pháp còn sử dụng sách báo độc hại để tuyên truyền ....duy trì các thói hư tật xấu....

Hỏi: Ảnh hưởng của chính sách văn hoá giáo dục của Pháp đến Việt Nam ?

HS: Đưa nền văn hoá phương Tây vào Việt Nam ,tạo ra một tầng lớp thượng lưu ,trí thức mới nhưng chỉ để phục vụ cho công cuộc khai thác ,bóc lột của Pháp ,còn nhân dân ta thì vẫn bị kìm hãm trong vòng ngu dốt lạc hậu.

2. Chính sách kinh tế.

Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất

Công nghiệp: Khai thác mỏ (than và kim loại)

Thương nghiệp độc chiếm thị trường

Tăng cường các loại thuế. 3. Chính sách VH-GD

=>Tạo nên tầng lớp tay sai-Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA PHÁP Ở

ĐÔNG DƯƠNG

BẮC KÌ TRUNG KÌ NAM KÌ LÀO campuchia (Thống sứ) (Khâm sứ) ( Thống đốc) (Khâm sứ) (khâm sứ)

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP KÌ

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH,HUYỆN (PHÁP + BẢN XỨ)

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ THÔN (BẢN XỨ) 4. Củng cố: Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX?

Ảnh hưởng của chính sách đó đến TK,văn hoá của nước ta? 5. Dặn dò: Về nhà vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học thuộc bài.

--- Tuần : 30

Tiết : 47

CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở

VIỆTNAM I- Mục tiêu :

Kiến thức: Những nét chính của sự biến đổi kinh tế ,cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

-Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc . Tư tưởng: - Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ.

II-Phương tiện dạy học:

Tài liệu văn học,sử học liên quan. III- Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định:

2/ KTBC: - Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam năm 1897- 1914 như thế nào ?

3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt nam có những biến chuyển sâu sắc, những biến chuyển đó như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động dạy và học Nội dung

Hoạt động 1 HS đọc mục 1

Hỏi: Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX, có thay đổi như thế nào?

HS: Quan lại địa chủ không bị xoá bỏ, ngược lại ngày càng đông thêm, địa vị kinh tế và chính trị được tăng cường.

Hỏi: Vì sao như thế?

HS: Pháp dung dưỡng cho giai cấp này để làm tay sai cho Pháp ra sức bóc lột đàn áp nông dân vì trên thực tế Pháp không thể với tay được đến các làng xã.

Hỏi: Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao? HS: Nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, họ không có lôid thoát. Vì ở nông thôn họ bị áp bức,bóc lọt, một bộ phận chạy ra làm công nhân ơ hầm mỏ, xí nghiệp cũng sống cơ cực. GV: Với tình cảnh, người dân căm thù đế quốc, sẵn sàng vùng dậy chống áp bức nếu có giai cấp hay cá nhân nào để xướng.

GV: Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều đô thị mới.

Hỏi:Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt nam ra đời và phát triển nhanh chóng?

HS: Kết quả của việc đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

GV: các dô thị đầu thế kỉ XX: Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, có Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Huế, Đá Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mỹ Tho. Đô thị là trung tâm hành chính, sản xuất, dịch vụ, đầu mối chính trị trong cả nước. (Dùng lược dồ chỉ cho HS). HS thảo luận: Các giai cấp và tầng lớp mới

II/ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu lịch sư 9 (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w