ĐỐI VỚI PHÂN KHÖC THỨ HAI

Một phần của tài liệu PHÂN KHÚC THỊ TRƢỜNG CHO QUÁN ĂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 83 - 85)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.2.ĐỐI VỚI PHÂN KHÖC THỨ HAI

Những đối tƣợng trong phân khúc này quan tâm nhiều hơn đến các yêu cầu về chất lƣợng cả về món ăn lẫn chất lƣợng phục vụ của quán, vì vậy để thỏa mãn tốt hơn và thu hút phân khúc này thì các quán ăn gia đình cần phải thƣờng xuyên cải thiện và nâng cao chất lƣợng cụ thể:

Kiểm soát chặt chẽ khâu nhập nguyên liệu và đảm bảo nguyên liệu phải tươi sạch, có nhân viên chuyên phụ trách công tác kiểm tra chất lượng.

Thời gian gần đây, vấn nạn ngộ độc thực phẩm thƣờng xuyên xảy, đặc biệt là các vụ ngộ độc tập thể tại các nhà hàng, quán ăn đã trở thành nỗi ám ảnh của thực khách khi ăn uống ở ngoài gia đình. Do đó, vấn đề về sức khỏe luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng đặt lên hàng đầu, để đảm bảo sức khỏe của thực khách cũng nhƣ tạo lòng tin và thu hút ngày càng nhiều thực khách đến với quán, trƣớc tiên các quán ăn cần đảm bảo nguyên liệu chế biến của mình phải tƣơi, sạch, đảm bảo vệ sinh. Để đạt đƣợc tiêu chí này, các quán ăn nên chặt chẽ và nghiêm túc trong khâu kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, nên thuê hẳn một hoặc một nhóm nhân viên phụ trách công tác thu mua và kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu đầu vào.

Đưa ra các bằng chứng hữu hình về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để tạo niềm tin cho thực khách về chất lƣợng vệ sinh của quán, các quán ăn nên cố gắng đƣa ra đƣợc các bằng chứng hữu hình nhƣ:

- Đặt tủ trƣng bằng các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp mà quán đã đạt đƣợc.

- Trong quán nên đạt các màn hình cho phát những đoạn phim về quá trình chuẩn bị thức ăn, có cả ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lƣợng thức ăn của quán

- Khu vực chuẩn bị, chế biến thức ăn nên đặt ở nơi mà khách hàng có thể quan sát đƣợc để tạo cảm giác cho khách hàng là ngƣời trực tiếp kiểm tra quá trình chuẩn bị món ăn của mình, đặc biệt là cho khách hàng tin rằng món ăn của mình đƣợc chế biến đảm bảo vệ sinh.

Tạo điều kiện cho khách hàng đánh giá và đóng góp ý kiến về món ăn

Quán nên thƣờng xuyên xin ý kiến đóng góp của khách hàng về các món ăn để xây dựng món ăn ngày càng ngon hơn, hợp khẩu vị của thực khách hơn. Đặc biết chú trọng đến ý kiến của những khách hàng thân thiết để khi họ đến, quán sẽ chế biến các món ăn đúng khẩu vị của họ.

Cần có thái độ đúng đắn trong công tác tuyển dụng nhân viên

Trong quán ăn bên cạnh khách hàng là quan trọng nhất thì có hai đối tƣợng khác cũng quan trọng không kém đó là “Vua bếp” và “Vua bàn”, “Vua bếp” chế biến ra các món ăn độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, “Vua bàn” chỉ huy đội quân phục vụ để món ăn để đem lại cho thực khách ấn tƣợng mạnh mẽ về bữa ăn tại quán cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của quán. Do đó, trong công tác tuyển dụng cần có thái độ đúng đắn trong tuyển chọn nhân viên, hạn chế tuyển chọn nhân viên thời vụ.

Đối với đầu bếp, nên tuyển chọn những đầu bếp có tay nghề tốt, linh hoạt, sáng tạo, không nên cứng nhắc chỉ biết chế biến món ăn theo thực đơn của quán để những khi khách hàng yêu cầu những món ngoài thực đơn thì đầu bếp vẫn có thể chế biến để phục vụ, tránh tình trạng khƣớc từ yêu cầu chính đáng của khách hàng,

Nhân viên phục vụ, cố gắng tìm kiếm những ngƣời vui vẻ, thân thiện, linh hoạt, nhanh nhẹn để có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và ân cần. Đặc biệt trƣờng hợp món ăn khách hàng gọi vẫn có trong thực đơn nhƣng họ thích ăn món đó của quán khác thì yêu cầu nhân viên phục vụ phải nhạy bén, sẵn sàng mua về cho khách hàng.

Đào tạo, bổ dưỡng tay nghề, nghiệp vụ cho nhân viên.

Để cung cấp dịch vụ tốt, ngoài thái độ phục vụ của nhân viên, một yếu tố khác rất quan trọng đó là nhân viên phải đƣợc đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp. Thực tế hiện nay, để giảm chi phí, các quán ăn gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ thƣờng thuê nhân viên, đặc biệt nhân viên phục vụ bàn là sinh viên làm việc bán thời gian hoặc nhân viên thời vụ chƣa từng trải qua bất kỳ khóa đào tạo hoặc huấn luyện nghiệp vụ nào, vì thế khả năng xử lý tình huống, đặc biệt với các khách hàng khó tính thƣờng không đƣợc tốt. Do đó, các quán ăn nên ƣu tiên tuyển những nhân viên có thể làm việc lâu dài và đƣa đi đào tạo các

lớp ngắn hạn để hoàn thiện tay nghề cho nhân viên. Đối với đầu bếp, đây là điều kiện để họ học hỏi và linh hoạt hơn trong khâu chế biến thức ăn.

Tạo động lực khuyến kích nhân viên làm việc năng động, tích cực hơn

Để tạo động lực khuyến kích nhân viên làm việc năng động, tích cực nên tạo ra sự liên kết hiệu quả giữa hiệu quả công việc với lƣơng thƣởng nhƣ chính sách khuyến khích nhân viên thông qua chƣơng trình bình chọn nhân viên của tháng do khách hàng bình chọn dựa trên thái độ phục vụ, tính cách thân thiện, lịch sự, chuyên nghiệp của nhân viên đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN KHÚC THỊ TRƢỜNG CHO QUÁN ĂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 83 - 85)