Tiềm năng phát triển dịch vụ ăn uống ở thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu PHÂN KHÚC THỊ TRƢỜNG CHO QUÁN ĂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 44 - 47)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.2.3. Tiềm năng phát triển dịch vụ ăn uống ở thành phố Cần Thơ

Để đánh giá tiềm năng phát triển của một ngành hay một lĩnh vực nào đó điều quan trọng là cần phải xem xét các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển của nó. Đối với lĩnh vực ăn uống của Việt Nam nói chung, ăn uống trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng thì tiềm năng phát triển là rất lớn chính vì thế mà Philip Kotler – cha đẻ của ngành marketing hiện đại, đã từng gợi ý “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Rõ ràng, tiềm năng để phát triển là rất lớn. Và hạt nhân quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ ăn uống đó chính là nguyên liệu chế biến thức ăn và các món ăn nhất là các món đặc sản. Cần Thơ hiện nay gần nhƣ là nơi hội tụ đầy đủ tinh hoa ẩm thực của vùng sông nƣớc Nam Bộ.

Nếu xét về nguyên liệu để chế biến món ăn thì có lẽ chƣa có nơi đâu đƣợc thiên nhiên ƣu ái và ban tặng nhiều sản vật tự nhiên nhƣ vùng sông nƣớc Nam Bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng nhƣ cá đồng, chuột đồng, tôm, ếch, rắn, đuông, rùa, dơi…, đặc biệt khi mùa lũ tràn, nƣớc lũ cũng mang theo không biết bao nhiêu sản vật đặc trƣng của mùa lũ nhƣ cá linh, ếch, cua, lƣơn, ốc, bông điên điển, bông súng … tất cả đã góp phần làm nên bức tranh ẩm thực Nam Bộ dân dã, mộc mạc nhƣng độc đáo, đầy màu và mang đậm tính nghệ thuật. Và đã từng có ngƣời ví ẩm thực Nam Bộ nhƣ một cô gái thôn quê không cần trang điểm vẫn

đẹp, vẻ đẹp của “cô gái thôn quê” này chính là tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ ăn uống tại Cần Thơ.

Một số đặc sản của vùng sông nƣớc Miền Tây:

Cá linh non

Cá linh non và bông điên điển đƣợc xem là hai đặc sản mùa lũ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi vì chúng ta chỉ có thể tìm gặp chúng vào mùa nƣớc lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hàng năm, khi bắt đầu mùa nƣớc nổi (cuối tháng 8 dƣơng lịch) cũng là lúc cá linh xuất hiện, vào thời điểm này cá linh còn nhỏ bằng đầu đũa hay còn gọi là cá linh non, chúng xuất hiện nhiều nhất ở các huyện đầu nguồn nhƣ An Phú, Tân Châu (tỉnh An Giang), huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), cá linh non thịt rất ngọt, hầu nhƣ không có xƣơng và rất béo, đƣợc dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau nhƣ ngon nhất là để vảy kho lạt và cho theo một ít chanh hoặc me. Ngoài ra cá linh ngon còn đƣợc dùng để nấu canh chua bông điên điển hoặc chiên giòn.

Thịt chuột đồng

Khi nhắc đến đặc sản của Nam Bộ không thể nào không kể đến các món ăn từ thịt chuột đồng, món ăn dân giã, gần gũi của ruộng đồng nhƣng mang đậm chất Nam Bộ.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, sau những cơn mƣa đầu mùa, khắp nơi cỏ non xanh dờn, đặc biệt là khi lúa chín trên các cánh đồng cũng là thời điểm những chú chuột đồng mập mạp nhất. Từ những chú chuột mập mạp này qua bàn tay khéo léo của ngƣời nội trợ đã trở thành những món ăn tuy mộc mạc, chơn chất của ruộng đồng nhƣng rất bổ dƣỡng và đã trở thành đặc sản của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, do chuột ngày càng khan hiếm nên ngoài chuột cơm thì chuột cống nhum, thậm chí cả chuột chù đều đƣợc sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn tại các nhà hàng, quán ăn. Do thịt chuột có màu trắng và thơm ngon nhƣ thịt gà nên thịt chuột đƣợc sử dụng chế biến nhiều món ăn khác nhau từ đơn giản đến cầu kỳ nhƣ: chuột xắt miếng to khìa nƣớc dừa và sả ớt, chuột xào sả ớt, chuột ram mặn với muối, chuột xào lá cách, chuột nấu canh chua, chuột ƣớp sả nƣớng, chuột băm nhỏ xào lá quýt, chuột xào lá mò om cuộn bánh tráng nƣớng, chuột xào bầu, chuột luộc rắc lá chanh thái chỉ, chuột xào với

đậu phộng và hành lá ăn với bún, chuột ram vàng kho mềm chấm muối chanh hay nƣớc mắm dầm ớt, chuột nấu đong, chuột nấu giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột sốt cà chua, chuột ƣớp tỏi ớt kẹp lá chanh nƣớng, tiết canh chuột, chuột ƣớp lá lốt phơi hay sấy khô, chuột ƣớp hành tỏi bỏ lò, chuột xào lăn, chuột làm mắm, chuột nấu đông, chuột bao tử hấp thuốc bắc, chuột xé phay, chuột lúc lắc, gỏi chuột, chuột cà ri, chuột quay trong các lu, chuột nấu chua cơm mẻ, thịt chuột nấu với hà thủ ô và lá câu kỷ, chuột nhồi thịt và các gia vị vào da chuột đem hấp hoặc nƣớng, chuột bao tử hấp cơm, chuột bao tử nhúng dấm, chuột bao tử tẩm bột chiên…

Cá lóc nƣớng trui

Nói đến cá lóc nƣớng trui thì ngon nhất là ở Cà Mau. Những con cá lóc vào mùa làm đìa ở Cà Mau, nhất là khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch vừa to vừa béo tròn, ruột đầy mỡ sẽ là những con cá nƣớng trui ngon nhất, tuy nhiên vừa ăn hơn cả là những con cá nặng khoảng 600 – 800 gam. Chặt tre, trúc lụi qua mình cá rồi cắm xuống đất, dùng rơm khô phủ lên vào đốt cháy. Nghe qua có vẻ là đơn giản nhƣng quá trình chế biến cũng đòi hỏi ngƣời đầu bếp phải có nhiều kinh nghiệm. Phải canh lửa rơm sao cho vừa đủ chín cá. Dƣ rơm, cá sẽ bị cháy khét nhƣng thiếu lửa cá sẽ nhão, phần ngon nhất là ruột cá nếu chƣa chín, sẽ rất tanh, nhất là khi để nguội. Nếu không biết cách làm cá thì thân cá sẽ bị ứ máu, để khắc phục điều này ngƣời ta thƣờng chặt đuôi cá trƣớc khi mang đi nƣớng. Sau khi lửa tàn, cạo sạch lớp vảy bị cháy bên ngoài, để cá lên lá chuối rồi dùng đũa rọc theo sống lƣng lấy phần xƣơng cá ra. Thịt cá đƣợc gói trong bánh tráng kèm thịt ba rọi xắt mỏng và một chút rau rừng dùng chung với mắm ruột, tôm lõi luộc chín. Nƣớc chấm kèm phải là loại nƣớc mắm thật ngon, pha thêm chanh đƣờng, ớt, tỏi, me hay chế biến từ mắm nêm và nƣớc cốt trái khóm. Ngoài rau sống, chuối chát, khóm, khế thái mỏng, miệt U Minh hạ còn có hàng chục loại rau rừng với đủ các vị chua, chát nhẹ làm nên đặc sản cá lóc nƣớng chui Cà Mau.

Ngoài ra, còn có thể kể đến đuông và thịt rùa. Đuông cũng là cũng là món ăn ngon và giàu dinh dƣỡng. Đuông giống con sâu to màu trắng ngà, mềm mhũn và béo mẫm. Đuông thƣờng đƣợc chế biến bằng cách nhúng đuông vào bột, chiên bơ; Thịt rùa là món ngon độc đáo ở Nam Bộ. Rùa xé phay ăn với bánh tráng và đậu phộng, rau răm, lá hẹ, nƣớc mắm ớt. Những món mang hƣơng đồng

cỏ nội, giản dị, mộc mạc quê mùa nhƣng rất đƣợc thực khách bốn phƣơng ƣa chọn và luôn xuất hiện trong những quán ăn, nhà hàng với danh hiệu là những món đặc sản vì vậy giá trị kinh tế mà chúng mang lại trong dịch vụ ăn uống là rất cao (theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ ăn uống làm tăng giá trị của sản phẩm lên 300% [15]).

Bên cạnh đó, để xem xét tiềm năng phát triển dịch vụ ăn uống trên địa bàn

Một phần của tài liệu PHÂN KHÚC THỊ TRƢỜNG CHO QUÁN ĂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)