Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện doc (Trang 72 - 73)

II. Trình tự lập kế hoạch kiểmtoán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng.

3.2.Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng.

B ĐỐI CHIẾU VỚI NGÂN HÀNG

3.2.Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng.

Thông qua việc đánh giá tính trọng yếu của các tài khoản, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ phán đoán rủi ro chi tiết có khả năng xảy ra cũng như các tài khoản và sai sót tiềm tang của các tài khoản có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro chi tiết này để phục vụ cho việc thực hiện các bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Rủi ro chi tiết phát hiện là loại rủi ro về sai phạm có liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản đó và được sử dụng để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm xác định xem rủi ro đó có thực sự tồn tại hay không.

Sai sót tiềm tàng là sai sót có thể xảy ra đối với một số phát sinh nợ hoặc có của một tài khoản. Một số loại sai sót tiềm tàng: Sai sót về tính đầy đủ, tính có thật, tính đúng kỳ, tính giá, phân loại và trình bày.

Đối với mỗi tài khoản có thể xảy ra một trong hai hướng sai phạm: số dư tài khoản bị khai báo vượt số thực tế hoặc có thể là bị khai báo thấp hơn số thực tế. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra mỗi tài khoản cả về hai hướng này.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc ghi sổ kép, nếu một sai sót tiềm tang xảy ra thì sẽ làm cho ít nhất hai tài khoản bị ghi chép sai. Do đó, nếu kiểm toán viên thực hiện kiểm tra trực tiếp một sai sót tiềm tang trong số phát sinh của một tài khoản thì sẽ tự động tạo ra sự kiểm tra gián tiếp đối với sốai sót tiềm tang trong số phát sinh của một hoặc nhiều tài khoản đối ứng với tài khoản trên. Do vậy, nếu kiểm toán viên quan tâm đến toàn bộ các sai sót tiềm tang của cả số phát sinh nợ và số phát sinh có của một tài khoản và thực hiện thủ tục kiểm toán cho toàn bộ các sai sót tiềm tang này sẽ tạo ra sự trùng lặp trong quá trình kiểm toán.

Để khắc phục sự trùng lặp này, kiểm toán viên của CPA VIETNAM chỉ thực hiện kiểm tra trực tiếp việc khai báo vượt số thực tế của tài khoản tài sản và chi phí, kiểm tra trực tiếp việc khai báo dưới số thực tế của tài khoản công nợ và doanh thu. Từ đó, kiểm toán viên có thể kiểm tra toàn bộ các số dư của tài khoản trên Báo cáo tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo cả hai hướng của sai phạm, nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Các sai sót tiềm tang có khả năng gây ra việc khai khống đối với các tài khoản tài sản, chi phí và việc khai báo dưới số thực tế của các tài khoản công nợ và doanh thu là:

 Sai sót về tính có thật của các tài khoản phát sinh Nợ.

 Sai sót về tính đúng kỳ của số phát sinh Nợ.

 Sai sót về tính đầy đủ của số phát sinh Có.

 Sai sót về việc ghi chép dưới số thực tế của số phát sinh Có.

 Sai sót về tính đúng kỳ của số phát sinh Có.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện doc (Trang 72 - 73)