II. Trình tự lập kế hoạch kiểmtoán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng.
2. Lập kế hoạch kiểmtoán tổng thể.
CẤP NGÀY NHẬN
NGÀY NHẬN KẾ HOẠCH THỰC TẾ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận ĐKKD, các quy định hoặc quy chế riêng của Công ty: Điều lệ, quy chế tài chính, quy chế tiền lương, quy chế nội bộ khác.
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Quy định bổ nhiệm GĐ, kế toán trưởng của Công ty
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Bản mô tả cơ cấu tổ chức phòng ban, đơn vị trực thuộc
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Tên, địa chỉ, BCTC của các đơn vị trực thuộc
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Các Báo cáo tài chính theo mẫu quy định
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Chính sách kế toán được Công ty áp dụng
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Biên bản kiểm tra của cơ quan thanh tra.
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
Những thay đổi các quy chế quản lý tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc
chi tiết các tài khoản theo quy định của Bộ TC
làm việc
2.3. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Các kiểm toán viên chủ động thu thập các hiểu biết cần thiết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng thông qua các phương tiện thông tin. Đó là một quá trình liên tục, tích lũy các thông tin và đối chiếu giữa thông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán và thông tin khác tại tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Kết quả của bước công việc này trong giai đoạn lập kế hoạch là: Kiểm toán viên sẽ làm thành một bản thông tin khát quát về khách hàng, cho phép họ đưa ra những xét đoán chuyên môn. Dựa vào đó, kiểm toán viên và công ty sẽ chủ động nắm bắt những điều kiện cần thiết cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả.
Đối với những khách hàng truyền thống, kiểm toán viên cập nhật và đánh giá lại những thông tin tổng hợp trước đây. Đồng thời, họ phải thực hiện các thủ tục cần thiết khác nhằm phát hiện ra những thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước có khả năng ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán lần này.
Đối với những khách hàng mới, kiểm toán viên CPA VIETNAM phải tiến hành trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng, quan sát thực tế, xem các tài liệu nội bộ, các thông tin thu thập được từ bên ngoài để có được những hiểu biết cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng.
Sau đây là Bảng tóm tắt đặc điểm của Công ty theo mẫu có sẵn.
Biểu 06. Trích bảng tóm tắt đặc điểm của Công ty ABC
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Số tham chiếu: 1400
Khách hàng: Công ty ABC Người lập: Vương Kiến Quốc Ngày lập:
Năm tài chính: 2006 Người soát xét: Đoàn Thị An Ngày soát xét:
I. Đặc điểm lịch sử :
- Thành lập theo Quyết định số: 631/QĐ – BTC ngày … tháng … năm …
- Đối tác Nhà nước
- Vốn pháp định: 3 589 000 000 II. Cơ cấu tổ chức
- Tên doanh nghiệp: Công ty ABC - Địa chỉ:
- Năm tài chính từ 01/01 đến 31/12/2006 - Ban Giám đốc: …
- Chức năng nhiệm vụ chính: - Số lượng công nhân viên III. Đặc điểm khác
- Tài khoản nhân hàng - Số lượng tài khoản
- Người toàn quyền ký sec: Giám Đốc IV. Loại hình kinh doanh …
2.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đây là công việc được CPA VIETNAM hết sức chú trọng, công việc này thường được đảm nhiệm bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Trong giai đoạn lập kế hoạch, CPA VIETNAM xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu trên các khía cạnh sau: Thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, nhân sự, chính sách, rủi ro trong từng khoản, từng công việc …
Nếu công việc này được hoàn thành tốt sẽ mang lại cho kiểm toán viên một cách nhìn tương đối chi tiết và cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nó sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá liệu Báo cáo tài chính của khách hàng có thể kiểm toán được hay không. Đồng thời có thể quyết định được mức rủi ro kiểm
soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện từ đó ta có thể ước lượng được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập.
Trên thực tế, việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát thay đổi đáng kể giữa các công ty khách hàng. Đối với những khách hàng là các công ty có quy mô nhỏ, Công ty kiểm toán chỉ cần đạt một mức hiểu biết đủ để đánh giá xem các Báo cáo tài chính có thể kiểm toán được hay không, đánh giá môi trường kiểm soát, trong đó chủ yếu là tính liêm khiết của Ban Giám đốc, tính hiệu quả của hệ thống kế toán khách hàng. Kiểm toán viên có thể bỏ qua các thể thức khảo sát khác, rủi ro kiểm soát được giả định là lớn nhất, do đó rủi ro phát hiện ở mức thấp để đảm bảo tính hiệu quả.
Ở những khách hàng lớn hơn, các dự án có quy mô lớn, kiểm toán viên thường đánh giá mức rủi ro kiểm soát là thấp cho hầu hết các phần hành kiểm toán trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu. Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các kỹ thuật thường được CPA VIETNAM sử dụng là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và được tiến hành qua các bước: