Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện doc (Trang 73 - 77)

II. Trình tự lập kế hoạch kiểmtoán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng.

B ĐỐI CHIẾU VỚI NGÂN HÀNG

3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Công việc tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể là nhóm kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dư tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai để đưa

ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản có liên quan. Tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết được phát hiện và mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá, kiểm toán viên có thể lập kế hoạch kiểm tra chi tiết theo một trong bốn mức độ:

 Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: Công việc này được tiến hành khi kiểm toán viên xác định được rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng mà không dựa vào các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro của khách hàng.

 Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: Được tiến hành khi kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản cũng như không xác định được các sai sót tiềm tàng và kiểm toán viên không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

 Kiểm tra ở mức độ cơ bản: Mức độ này sẽ được tiến hành khi kiểm toán viên dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được.

 Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện: Mức độ này được áp dụng khi kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng trong năm hiện hành, kiểm toán viên cho rằng quy trình kiểm soát của khách hàng có hiệu quả.

Để hỗ trợ cho các kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đối với mỗi tài khoản trên Báo cáo tài chính CPA VIETNAM đều có một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ lựa chọn các thủ tục có sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu đồng thời sửa đổi các thủ tục đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên các thủ tục kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Việc này không chỉ đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động sang tại trong từng cuộc kiểm toán.

Biểu 12. Trích chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán tài khoản tiền Người lập: NKA

Người soát xét: NPH

5130/1

Tài khoản Tiền

CÁC SỰ KIỆN VÀ NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG

Các KTV trong quá trình lập kế hoạch nếu phát hiện có các sự kiện và nghiệp vụ bất thường trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị thì cần liệt kê chúng trong bảng dưới đây:

Các sự kiện và nghiệp vụ bất thường Ảnh hưởng

SAI SÓT TIỀM TÀNG PHÁT HIỆN QUA CÁC NĂM

Các sai sót tiềm tàng Thủ tục kiểm toán

THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT (Trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định).

Các thủ tục dưới đây được thực hiện trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định, chúng cần được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của kiểm

toán viên rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao gồm hết những sai sót tiềm tàng hoặc không đủ hướng dẫn cho việc kiểm tra chi tiết tài khoản này trong trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán. Trong trường hợp các sai sót tiềm tang thuộc các sai sót nêu trên, có thể tham khảo hoặc sửa đổi các thủ tục kiểm tra chi tiết gợi ý.

CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện doc (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)