Giải pháp về quy trình đánh giá rủi ro.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 76 - 77)

III. NQH theo loại hình DN

2.2.1.4.Giải pháp về quy trình đánh giá rủi ro.

VỐN TẠI PGD GPBANK LÊ TRỌNG TẤN

2.2.1.4.Giải pháp về quy trình đánh giá rủi ro.

Hiện nay, PGD GPBank Lê Trọng Tấn chưa có một quy trình quản lý rủi ro cụ thể mà nó là một trong các bước của quy trình tín dụng. Vì thế trước mắt, PGD tiếp tục áp dụng quy trình hiện tại và trong quá trình hoạt động dựa vào tình hình thực tế, PGD nên tổng kết lại để từ đó có được quy trình thống nhất, phù hơp và chuẩn xác.

Việc hoàn thiện quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp tục áp dụng quy trình đánh giá rủi ro hiện tại

Trong điều kiện hiện nay của PGD, công tác đánh giá rủi ro là sự kết hợp giữa Phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro và phòng Quản lý tín dụng nhưng PGD xây dựng ngay được một quy trình đánh giá rủi ro dự án chuẩn, thống nhất. Do đó, Ngân hàng cần áp dụng quy trình hiện tại, sau khi đánh giá xong rủi ro của một dự án xin vay vốn đầu tư, cần lưu lại kết quả của đánh giá đó, các vấn đề phát sinh khi tiến hành đánh giá rủi ro dựa trên quy trình hiện tại. Các thông tin, kết quả này sẽ giúp cho việc thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Dựa vào kết quả thực tế thu được, xem xét xem quy trình hiện tại có hạn chế như thế nào?

Trong quá trình làm vệc thực tế, khi đánh giá rủi ro các dự án cho vay vốn đầu tư các cán bộ thẩm định cần phát hiện xem những bước trong quy trình hiện tại còn rườm rà, trùng lắp, không cần thiết để cắt giảm bớt. Bên cạnh đó, theo dõi xem đối với các dự án đã được chấp nhân cho vay, trong quá trình hoạt động chúng có phát sinh thêm các rủi ro nào khác so với kết quả đánh giá rủi ro trước đây không. Từ đó, ta có thể nhận diện được những hạn chế, thiếu sót của quy trình để bổ sung thêm nhằm hoàn thiện quy trình.

Bước 3: Đưa ra các biện pháp cụ thể để điều chỉnh quy trình cho phù hợp và tách quy trình đánh giá rủi ro ra độc lâp với quy trình tín dụng.

Sau khi đã tìm ra được các hạn chế và các thiếu sót của quy trình đánh giá rủi ro hiện tại thì các cán bộ thẩm định tiến hành hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi quy trình quản lý hiện tại để được một quy trình đánh giá rủi ro mới rõ ràng, thống nhất và phù hợp hơn với thực tế diễn ra tại PGD và hệ thống ngân hàng Dầu khí Toàn cầu.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 76 - 77)