Đối với quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 84 - 88)

III. NQH theo loại hình DN

2.2.2.1.Đối với quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn.

VỐN TẠI PGD GPBANK LÊ TRỌNG TẤN

2.2.2.1.Đối với quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn.

a) PGD cần cung cấp cho khách hàng vay vốn các sản phẩm tín dụng hiện có của PGD phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu. Ngoài ra, PGD cần căn cứ vào quy định của pháp luật để xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

b) PGD sẽ xem xét cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp nếu:

- Doanh nghiệp đó đảm bảo tuân thủ được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng giai đoạn tới của PGD.

Phương pháp ngăn ngừa (khắc phục) rủi ro

Các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề Cách thức tiến hành các biện pháp đó như thế nào? Kế hoạch và thời gian mà các biện pháp này cần đạt được Biện pháp gia tăng TSĐB hoặc bảo lãnh Biện pháp gia tăng khối lượng khoản vay Biện pháp đẩy mạnh việc thu hồi các khoản phải thu chậm trả Biện pháp giảm bớt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh Biện pháp cố vấn Biện pháp sát nhập Những đánh giá chính thức của PGD về những khó khắn đối với khoản tín dụng

- Doanh nghiệp đó là đối tượng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của PGD.

Trường hợp, theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của PGD mà khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống thì PGD xem xét cấp tín dụng có điều kiện ràng buộc đối với khách hàng mới có quan hệ với PGD có mức xếp hạng tín dụng BB và chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại PGD.

- Khách hàng vay vốn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mình mà cần phải đáp ứng một cách nhất định Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu được quy định tại PGD. Vì vậy, khách hàng cần phải tính toán và nộp cho PGD vào cuối mỗi năm tài chính thông qua Báo cáo tài chính. Cụ thể:

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 5 nếu ngành nghề kinh doanh của khách hàng là: Phần mềm; Nhiệt điện; Vận tải hàng không; Hoá dầu; Dịch vụ y tế giáo dục công ích; Kinh doanh bất động sản giai đoạn đầu tư; Sản xuất thiết bị viễn thông và điện gia dụng; Dịch vụ vui chơi giải trí; Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi; Kinh doanh khách sạn.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 6 nếu ngành nghề kinh doanh của khách hàng là: Chế biến thuỷ hải sản; Chăn nuôi chế biến thức ăn; Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế; Sản xuất gia công hàng da giầy, dệt may.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 7 nếu ngành nghề kinh doanh của khách hàng là các ngành còn lại.

Lưu ý:

• Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước, Công ty nhà nước độc lập hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần; trên mức này thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả. (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp).

• Một số ngành, khách hàng đặc thù sẽ được hướng dẫn riêng.

vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

• Đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập: khách hàng có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 20% dự án/phương án sản xuất kinh doanh và tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%.

• Trường hợp khách hàng bị xuống hạng, PGD áp dụng ngay các Chính sách cấp tín dụng theo nhóm tương ứng với mức xếp hạng mới của khách hàng đối với các khoản cấp tín dụng mới, đồng thời PGD có kế hoạch, biện pháp lộ trình (bằng văn bản) và thực hiện các giải pháp để tiến tới thực hiện đúng quy định đối với mức xếp hạng mới của khách hàng đối với các khoản cấp tín dụng cũ.

c) Chính sách về tài sản bảo đảm:

PGD xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.

c.1) Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:

- Khách hàng được PGD xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là

Tỷ lệ tài sản bảo đảm) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách

hàng (Quy định cụ thể tại Điều 7- Chính sách theo nhóm khách hàng):

Giá trị TSBĐ

Số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh

Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

- Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:

+ Giá trị tài sản bảo đảm để tính Tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định bằng giá trị định giá của tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản bảo đảm. Hệ số

giá trị tài sản bảo đảm được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của PGD.

+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh khác của khách hàng, khi xác định giá trị tài sản bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.

- Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh:

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) Bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) Các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định khác tại Điểm này.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu; (2) Thư tín dụng có thể hủy ngang; (3) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.

- Từ 1/1/2011, trường hợp khách hàng có Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu >5 phải đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.

c1) Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.

PGD xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

- Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên. - Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5.

- Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại PGD bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trường hợp khách hàng (1) vi phạm cam kết đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, (2) không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, khách hàng phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 84 - 88)