- Địa chỉ: Phòng 1902, tầng 19, Tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng Láng Hạ
1.3.2. Phương pháp định tính trong đánh giá rủi ro đầu tư.
a. Giới thiệu về dự án:
Tên dự án: Đầu tư xưởng Bêtông tươi và sản xuất cấu kiện Bêtông đúc sẵn. Chủ đầu tư: Công ty TNHH lắp máy điện nước và xây dựng Thành Nam. Địa chỉ văn phòng: số nhà 12 ngõ 318 phố Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân – Hà Nội.
Mục tiêu đầu tư: Trang bị máy móc thiết bị cho xưởng sản xuất ống cống và bê tông tươi.
Hình thức đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Tổng vốn đầu tư : 8.550.000.000 VNĐ
Trong đó:
+ Vốn tự có tham gia: 5.550.000.000 đồng chiếm tỷ lệ 65% vốn đầu tư.
+ Vốn vay PGD GPBank Lê Trọng Tấn dự kiến: 3.000.000.000 đồng chiếm tỷ lệ 35% vốn đầu tư.
Thông tin về chủ đầu tư:
-Tên đơn vị: Công ty TNHH lắp máy điện nước và xây dựng Thành Nam. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010315252 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006.
- Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật, xây dựng công trình giao thông, xây dựng công trình thủy lợi…;Xây dựng cải tạo cầu đường bộ, cảng hàng không; Hoàn thiện công trình trang trí, nội ngoại thất; Xây dựng kết cấu công trình, xử lý nền móng công trình, lắp đường dây và trạm biến áp…
=> Kết luận của CBQLRR: sản phẩm của dự án có khả năng phát triển trong tương lai. Dự án không rơi vào địa điểm bị quy hoạch.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR chưa xét đến sự đánh thuế của Nhà nước đối với dự án do dự án ảnh hưởng đến môi trường khá cao trong quá trình xây dựng và sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu của khách hàng:
- Số tiền đề nghị vay: 3.000.000.000 đồng
- Thời gian vay: 3 năm, trong đó thời gian ân hạn: 1 năm. - Hình thức trả vốn gốc, lãi: theo tháng.
- Nguồn trả nợ: Doanh thu từ việc bán sản phẩm - Tài sản đảm bảo:
+ Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay (dự án bê tông tươi và sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn)
+ Đảm bảo bằng 100% số dư trên tài khoản tiền gửi của công ty tại PGD GPBank Lê Trọng Tấn và các tổ chức tín dụng khác.
+ Đảm bảo bằng toàn bộ doanh thu từ các nguồn hợp pháp khác của doanh nghiệp chuyên về tài khoản tiền gửi tại PGD.
+ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác theo yêu cầu của PGD nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đề nghị vay vốn đầu tư trên Hợp đồng tín dụng trung hạn. Cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của PGD.
=> Kết luận của CBQLRR: rủi ro về tài sản bảo đảm của dự án là thấp.
=> Kết luận của sinh viên: trong nội dung này, cán bộ QLRR của PGD phân tích rất tỉ mỉ, sát xao.
b. Đánh giá rủi ro về chủ đầu tư:
Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý ,năng lực điều hành quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Công ty TNHH Lắp máy Điện nước và Xây dựng Thành Nam được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 011325252 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006 và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty TNHH Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng Thành Nam là đơn vị hạch toán độc lập có chữ ký và con dấu riêng.
Đánh giá năng lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành SXKD của dự án và của người đứng đầu doanh nghiệp:
Công ty TNHH Lắp máy Điện nước và Xây dựng Thành Nam dưới sự lãnh đạo của ông Hoàng Thành Nam – ông có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh tại đại học Anh và có nhiều năm kinh nghiệm làm quản trị kinh doanh tại các công ty lớn. Ông là người có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đang hoạt động, có đủ năng lực tổ chức quản lý điều hành dự án và vận hành sản xuất kinh doanh.
=> Kết luận của CBQLRR: công ty có đủ năng lực để quan hệ tín dụng với PGD.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR xem xét nội dung phần này khá tỉ mỉ.
c. Đánh giá về năng lực tài chính:
* Về tình hình sản xuất kinh doanh:
Bảng 24: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh thu 15.897 20.428 17.882 15.230 17.925 20.752 Lợi nhuận trước thuế 76 1.046 924 852 935 1.256 Lợi nhuận sau thuế 57 784,5 693 639 701,25 942
• Tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Bảng 25: Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tài sản + nguồn vốn
Tài sản lưu động 18.887 20.267 22.042 21.295 28.325 30.588 Tài sản cố định 3.743 4.604 7.532 6.855 7.566 9.725 Các khoản phải thu 15.254 17.427 20.266 21.455 22.765 23.589 Hàng tồn kho 10.617 6.829 12.483 14.523 7.625 8.512 Nợ ngắn hạn 21.742 23.315 24.431 25.326 25.956 26.514 Nợ dài hạn 870 875 1.386 1.562 1.956 2.523 Nguồn vốn chủ sở hữu 18 1.681 3.757 5.023 6.253 6.985 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
0,93 1,09 0,99 0,98 1,23 1,26
Khả năng thanh toán nhanh
0,63 0,93 0,72 0,72 0,82 0,91
Hiệu quả hoạt động
Vòng quay VLĐ (DTT/TSLĐbq) 1,6 1,4 1,2 1,4 1,5 Vòng quay các khoản phải thu (DTT/PTbq) 2,2 1,9 1,8 1,9 2,0 Vòng quay hàng tồn kho (GVHB/HTKbq) 4,26 9,68 4,33 3,21 4,56 7,86
Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của tổng tài sản (LTT/TTS)
0,00 0,03 0,02 0,02 0,03 0,035
Khả năng sinh lời của VCSH (LNST/VCSH)
3,03 0,19 0,17 0,16 0,17 2,03
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
0,04 0,06 0,08 0,08 0,1 0,12
Khả năng tự tài trợ
Nợ phải trả/TTS 1,00 0,85 0,86 0,85 0,92 0,95 Nợ phải trả/VCSH 1.256,2 14,39 6,15 6,87 5,35 4,16 (LNTT + lãi vay)/lãi vay 1,06 4,61 2,21 2.23 3.56 4.05
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước.
Khả năng thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán của công ty tương đối ổn định, có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010 và năm 2011 hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợ ngắn hạn. Do đó công ty có khả năng đảm bảo và chủ động trong thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu hoạt động tài chính năm 2006-2011 thấy: Công ty có hoạt động tài chính tương đối ổn định, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm tăng rõ rệt, lợi nhuận tăng tỉ lệ thuận với doanh thu. Điều này chứng tỏ uy tín và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định trên thị trường.
=> Kết luận của CBQLRR: dự án có độ an toàn cao về mặt tài chính.
=> Kết luận của sinh viên: về mặt tài chính của dự án được cán bộ QLRR PGD xem xét rất tỉ mỉ.
d. Đánh giá về rủi ro dự án vay vốn đầu tư:
Rủi ro xây dựng, hoàn tất:
Tiến độ thực hiện dự án được tính toán như hiện nay là phù hợp, đã tính đến các yếu tố bất khả kháng và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Qua đánh giá hồ sơ dự án (các biện pháp kỹ thuật,các công nghệ áo dụng,....) có thế thấy dự án nghiên cứu kỹ đến việc đảm bảo chất lượng công trình, rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng dự án là rất thấp.
Chi phí xây dựng được tính toán trong dự án là phù hợp, xác suất phát sinh chi phí thấp.
Chủ đầu tư đã có cam kết thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình.
- Dự án đã tính đầy đủ đến việc thuê tư vấn giám sát quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Dự án có hợp đồng giá cố định với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên. => Kết luận của CBQLRR: Rủi ro xây dựng, hoàn tất của dự án là thấp.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR đánh giá rủi ro trong khía cạnh này khá chi tiết.
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư đang được triển khai rất nhiều đồng thời nhu cầu cải
tạo cơ sở hạ tầng ở các thành phố, thị xã cũng rất lớn. Công việc xây dựng và cải tạo Hạ tầng luôn đi đôi với hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị, dân cư điều đó đồng nghĩa với nhu cầu cung cấp các ản phẩm ống công có chất lượng cao, kéo dài tuổi thọ công trình, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư trong đó có một số nhà đầu tư nước ngoài.
Từ khi hoat động cho đến nay, công ty ngày càng tạo được tên tuổi thương hiệu riêng của mình, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng có tên tuổi khác và kết quả kinh doanh của họ khá tốt.
Khâu tiến hành nghiên cứu,phân tích thị trường, thị phần của dự án được tiến hành khá cẩn thận (Nhận xét thông qua việc đánh giá Phần Nghiên cứu thị trường của dự án).
Cung cầu dự kiến mà dự án đưa ra là sát với thực tế.
=> Kết luận của CBQLRR: Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án là tương đối cao.
=>Kết luận của sinh viên: loại rủi ro trong khái cạnh này được xem xét khá chu đáo.
Rủi ro về cung cấp.
- Về máy móc thiết bị:
+ Trạm trộn với công suất lý thuyết là 45m3/h do Công ty TNHH Đại Phát gia công và bán cho Công ty TNHH Lắp máy Điện nước và Xây dựng Thành Nam với nồi trộn, gàu tải cốt liệu, motor hộp số, vít tải xi măng có xuất xứ Trung Quốc và các linh kiện khác như cân điện tử, thiết bị điện Hàn quốc.
+ Ván khuôn và các thiết bị máy móc phụ trợ công ty mua từ các đơn vị sản xuất trong nước.
+ Xe chở bê tông, máy xúc lật, cần cẩu bánh lốp 25 tấn, máy phát điện 320KVA công ty dự định mua mới từ các đối tác trong nước, có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Về nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: nhập tại công ty TNHH vật liệu xây dựng Quyết Thắng.
=>Kết luận của CBQLRR: Rủi ro về cung cấp của dự án là thấp.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR đánh giá rủi ro về cung cấp của dự án rất kỹ lưỡng.
- Địa điểm xây dựng: Khu dân cư Hưng Nga – huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: trạm trộn bê tông 45m3/h - Công nghệ, dây chuyền thiết bị: Công suất thiết kế 30 cấu kiện/ngày - Quy mô, giải pháp xây dựng:
Mặt bằng tổng thể: 50m*800m = 4.000m2
Bao gồm nhà văn phòng, nhà ở công nhân, xưởng gia công thép, giếng khoan, bể nước, tháp trộn, trạm biến áp, nhà vệ sinh, trạm xử lý nước sạch, bếp ăn phục vụ, nhà bảo vệ, nhà để xe còn lại là đường đi và bãi thành phẩm.
Máy móc thiết bị mua tại các công ty đã làm ăn với công ty từ lâu. Khi nhập máy móc về, máy móc đã được kiểm tra kỹ càng với chất lượng tốt. Nếu hàng không đạt yêu cầu thì có thể trả lại.
=>Kết luận của CBQLRR: Rủi ro kỹ thuật vận hành của dự án là thấp.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR đánh giá rủi ro kỹ thuật vận hành của dự án rất chi tiết.
Rủi ro về môi trường, xã hội:
Rủi ro môi trường, xã hội bao gồm:
- Ảnh hưởng bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Các loại bụi dạng hạt này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người của dân số ở khu vực lân cận tác động đến các hệ thống thực vật xung quanh.
- Quá trình tập kết, di chuyển máy móc thiết bị gây ra bụi, các tiếng ồn, rung động.
- Máy móc thiết bị, các phương tiện vận chuyển chạy bằng xăng dầu tạo ra các nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải.
- Công nhân trực tiếp xây dựng tập trung tại các công trường gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.
- Ô nhiễm nước thải ra từ các hoạt động thi công và hoạt động trong quá trình kinh doanh.
=> Kết luận của CBQLRR: Rủi ro về môi trường, xã hội của dự án là tương đối cao, rủi ro này là các rủi ro mà bất kỳ dự án nào cũng gặp phải, đồng thời dự án cũng đã đề xuất các giải pháp về xử lý môi trường đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ tài nguyên và môi trường phê chuẩn.
=> Kết luận của sinh viên: cán bộ QLRR đánh giá rủi ro trong khía cạnh này khá đầy đủ.
Rủi ro kinh tế vĩ mô:
- Điều kiện kinh tế vĩ mô nơi tiến hành thực hiện dự án là không ổn định, có bất ổn về lãi suất ngân hàng….
- Dự án có sử dụng công cụ tự bảo hiểm.
- Sự đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối : không có.
=> Kết luận của CBQLRR: Dự án có mức độ rủi ro kinh tế vĩ mô cao, tuy nhiên mức độ rủi ro này có thể thay đổi trong dài hạn.
=> Kết luận của sinh viên: loại rủi ro trong khía cạnh này được đánh giá khá chi tiết và đầy đủ.
Các rủi ro khác:
Dự án không có rủi ro mang tính đặc thù.
Kết luận được thông qua phương pháp phân tích định tính:
Kết luận của CBQLRR: Qua đánh giá từng loại rủi ro, có thể thấy dự án có tính khả thi, nhận được sự quan tâm ủng hộ của các ban ngành; thị trường và đầu ra tương đối tốt. Bên cạnh đó, rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán, rủi ro môi trường xã hội và rủi ro kinh tế vĩ mô còn tương đối cao. Nhìn chung dự án có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và không tiềm ẩn rủi ro đặc thù nào, tuy nhiên cần đánh giá độ nhạy đối với các chỉ tiêu tài chính của dự án để có kết luận cuối cùng.
Kết luận của sinh viên: Nhìn chung, dự án được đánh rủi ro với đầy đủ nội dung và khá chi tiết.