III. NQH theo loại hình DN
1.4.2.2. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro.
Việc đưa ra những quy định hướng dẫn về phương pháp đánh giá rủi ro tại PGD Gpbank Lê Trọng Tấn nói chung còn thể hiện chưa rõ tính chất nhất quán, các nội dung mà phương pháp phân tích đưa ra chưa thể hiện được đầy đủ quan điểm hệ thống và mối liên hệ logic chặt chẽ. Các phương pháp phân tích rủi ro cho thấy cán bộ thẩm định rủi ro chỉ phân tích rủi ro dự án chưa thực sự năng động, linh hoạt, ở trạng thái tĩnh là chủ yếu.
Phương pháp định tính mà PGD sử dụng để đánh giá rủi ro về cơ bản đã xét đến nhiều khía cạnh khác nhau của dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá này mới chỉ xét đến từng khía cạnh một mà không chưa xét đến sự ảnh hưởng đồng thời của các khía cạnh đó.
Cũng tương tự đối với phương pháp phân tích độ nhạy để định lượng rủi ro đối với dự án đầu tư tại PGD, PGD cũng mới chỉ tính đến sự ảnh hưởng của 1 nhân tố mà chưa xét đến tác động đồng thời của nhiều nhân tố. Hơn nữa, trong quá trình phân tích độ nhạy của dự án đầu tư, số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến dự án rất nhiều nhưng chỉ xét đến một vài nhân tố thay đổi, các nhân tố khác không đề cập đến do vậy kết quả phân tích chính xác. Thêm vào đó, phương pháp phân tích độ nhạy này có nhược điểm là không tính đến xác suất xảy ra các biến cố, việc phân tích còn khá đại khái, sơ sài, chưa tính toán một cách kỹ lưỡng và cụ thể các rủi ro xảy ra vì vậy kết quả phân tích độ nhạy chỉ được coi là tài liệu tham khảo, chứ không thể coi là căn cứ để đưa ra quyết định được.
Cũng như đã nói ở trên, các nhân tố ảnh hưởng đến dự án rất nhiều, tuy nhiên, những yếu tố như: giá bán sản phẩm, tổng chi phí, doanh thu…có sự biến động lớn , vì vậy, PGD chỉ trọng phân tích những yếu tô trên mà bỏ qua các yếu tố khác. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố trên thì sự thay đổi so với dự toán như tổng vốn đầu
tư… cũng là yếu tố có sự biến động lớn, mặc dù vậy, PGD đã ít chú ý đến nó, vì vậy, nó là 1 sự thiếu sót lớn.
Số lượng các phương pháp đánh giá rủi ro tại PGD được sử dụng không nhiều, và thực sự thì phương pháp được sử dụng cũng không được áp dụng đầy đủ, hợp lệ, đôi khi là sai lệch hoàn toàn so với quy định. Việc đánh giá rủi ro tại PGD chủ yếu được thực hiện 1 cách thủ công, không mấy khoa học.
Chính vì vậy, cán bộ QLRR cần phải sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro 1 cách linh hoạt hơn nữa, tận dụng tối đa những phương pháp đó nhằm đánh giá 1 cách toàn diện hơn nữa tác động của những rủi ro có thể xáy ra cho PGD.