Rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 45 - 50)

- Địa chỉ: Phòng 1902, tầng 19, Tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng Láng Hạ

1.2.6.2.Rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân bất khả kháng: chiến tranh, thiên tai, thay đổi của chính sách kinh tế,…

Những nguyên nhân này đều tự nó sinh ra và không liên quan gì tới hành động của chủ dự án. Nó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của chủ dự án, làm cho họ không thể thanh toán đúng thời hạn cho PGD. Vì đó là những nguyên nhân do nó tự sinh ra nên nó nằm ngoài quyền kiểm soát của chủ dự án, nó có thể gây khó khăn cho dự án cũng có thể tạo cơ hội cho dự án phát triển. Tuy nhiên là thường tạo ra khó khăn cho dự án, và khi nó xáy ra thì sức ảnh hưởng rất nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho PGD. Do vậy, để lường trước được ro, chủ dự án phải sử dụng khả năng dự báo, để có thể kịp thời thích ứng với những khó khăn có thể xảy đến.

Nguyên nhân từ phía chủ dự án: Một mặt là do trình độ quản lý dự án của chủ đầu tư kém, khả năng phản ứng với những vấn đề nảy sinh trong kinh doanh là thiếu linh hoạt. Mặt khác là do đạo đức, ý thức trung thực của chủ dự án, cố ý lừa đảo để qua mắt cán bộ thẩm định, cán bộ QLRR của PGD bằng cách đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu thông tin nhằm né tránh sự thật. Một nguyên nhân nữa phụ thuộc vào

đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định tại PGD, vì họ có thể dễ dàng sa vào cạm bẫy của đồng tiền dẫn đến bị mua chuộc. Ngoài ra, còn do sự tính toán không kỹ lưỡng những rủi ro có thể xáy ra trong công tác quản lý hoạt động đầu tư làm cho chủ dự án không kịp xoay sở và khắc phục những khó khăn đó. Chính vì vậy, trong quá trình QLRR, câu hỏi mà cán bộ QLRR tại PGD nói riêng và đối với cán bộ ngân hàng nói chung là: chủ đầu tư dự án có ý thức trả nợ khi khoản vay đến hạn phải trả hay không? Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố sau mà cán bộ QLRR tại PGD cần phải xem xét:

+ Tư cách người vay: Cán bộ QLRR tại PGD cần phải chắc chắn rằng chủ đầu tư dự án có mục đích sử dụng tiền vốn vay rõ ràng và luôn có ý thức trả nợ khi đến hạn phải trả. Khi xác định được mục đích vay vốn của chủ đầu tư 1 cách rõ ràng thì cán bộ QLRR tại PGD cần phải xác định xem, mục đích đó có phù hợp với chính sách cho vay hiện tại của PGD hay không? Thậm chí khi chủ đầu tư dự án có mục đích xin vay rõ ràng thì cán bộ thẩm định tại PGD cũng phải xác định xem chủ đầu tư đó có tỏ thái độ, trách nhiệm trong việc sử dụng khoản tiền vay của PGD, chủ dự án đó có trung thực hay không, có ý thức và nỗ lực hết sức để hoàn trả khoản nợ vay khi đến hạn phải trả hay không?

+ Năng lực của chủ đầu tư dự án: Năng lực của chủ đầu tư dự án là cơ sở để cán bộ QLRR tại PGD để quyết định có nên ký kết hợp đồng tín dụng với PGD không. Nếu năng lực của chủ đầu tư dự án là chắc chắn thì mới được ký kết hợp đồng tín dụng và ngược lại. Bên cạnh đó, cán bộ QLRR tại PGD cũng phải xem xét sự hợp pháp của người được ủy quyền đại diện cho công ty (doanh nghiệp) ký kết hợp đồng tín dụng với PGD. Bởi vì, nếu người được ủy quyền đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng mà không hợp pháp thì có thể sẽ xáy ra trường hợp bị quỵt nợ, do đó sẽ gây ra rủi ro cho PGD cũng như toàn hệ thống ngân hàng Gpbank.

+ Thu nhập của chủ đầu tư dự án: Cán bộ QLRR tại PGD sẽ phải tập trung xem xét việc: Chủ đầu tư có đủ khả năng kiếm được đủ tiền để trả nợ cho PGD? Đối với PGD, ba khả năng được coi là ba nguồn thu của PGD là: luồng tiền từ doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh (từ thu nhập của chủ đầu tư dự án), luồng tiền do bán thanh lý tài sản của dự án, và luồng tiền từ phát hành chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ. Cả 3 nguồn thu này đều có thể được sử dụng để trả nợ cho PGD. Tuy nhiên, khả năng từ luồng tiền tạo ra từ doanh thu sản xuất kinh doanh của dự án được PGD coi là khoản thu đầu tiên và là căn bản để trả nợ cho PGD.

+ Bảo đảm tiền vay của dự án: Bảo đảm tiền vay của dự án là khía cạnh được cán bộ QLRR tại PGD Gpbank Lê Trọng Tấn rất chú ý để hỗ trợ cho khoản vay khi

không thể thanh toán cho PGD đúng thời hạn. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến khía cạnh về công nghệ, bởi vì, nếu tài sản bảo đảm của người vay là công nghệ lạc hậu thì tính thanh khoản của nó rất thấp, giá trị không cao lại khó bán, PGD trở thành 1 bãi rác thải công nghiệp.

Nguyên nhân từ phía PGD: Một mặt là do chất lượng cán bộ thẩm định, QLRR tại PGD yếu kém, chưa có kinh nghiệm, không được đào tạo chuyên sâu, không đúng chuyên môn,...nên dễ bị qua mặt. Một mặt là do đạo đức nghề nghiệp, bị mua chuộc bởi chủ dự án trong quá trình thẩm định, QLRR dự án. Để công tác QLRR tốt thì cán bộ QLRR của PGD phải luôn có ý thức trau dồi kiến thức, tìm hiểu thật kỹ về mọi mặt của khách hàng như: lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, môi trường kinh doanh của khách hàng. Và điều quan trọng hơn cả là khả năng dự báo của cán bộ QLRR phải nhạy bén, chính xác về các vấn đề liên quan đến người vay. Nếu khả năng dự báo tốt, phát hiện sớm được những điều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, để từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro, cũng như từ chối việc cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền, có những cán bộ thẩm định, QLRR đã bị mua chuộc bởi chủ dự án. Do vậy, nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng, về phía ngân hàng bao gồm trình độ đạo đức, nghề nghiệp không đảm bảo.

Phương thức phân loại tín dụng.

Căn cứ vào kết quả của Hệ thống Xếp hạng Tín dụng tại PGD, các khoản nợ của chủ đầu tư dự án sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Bảng 23: Xếp hạng tín dụng nội bộ Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống Xếp

hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại Nhóm nợ

AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

Trong đó:

- Nhóm 1 (AAA, AA, A): Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

a) Những món nợ trong hạn và PGD nhận xét là có khả năng thu hồi được đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

b) Những món nợ quá hạn dưới 10 ngày và PGD nhận xét là có khả năng thu hồi được đủ cả gốc, lãi bị quá hạn và cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nhóm 2 ( BBB, BB): Nợ cần chú ý, bao gồm: a) Những món tiền vay quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. b) Những món tiền vay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

- Nhóm 3 (B, CCC, CC): Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: a) Những món vay nợ đã quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

b) Những món vay nợ gia hạn nợ lần đầu;

c) Những món vay nợ đã được miễn hoặc giảm lãi do chủ dự án không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký;

- Nhóm 4 (C): Nợ nghi ngờ, bao gồm:

a) Những món vay nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

b) Những món vay nợ thay đổi lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ và được thay đổi lại lần đầu;

- Nhóm 5 (D): Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: a) Những món vay nợ đã quá hạn trên 360 ngày;

b) Những món vay nợ thay đổi lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được thay đổi lại lần đầu;

d) Những món vay nợ khoanh, cũng như nợ chờ xử lý. • Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Các biện pháp mang tính chất phòng ngừa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp phòng ngừa rất quan trọng, được xếp lên trên so với biện pháp khắc phục, hạn chế, do vậy PGD đã đề ra một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như sau:

+ PGD cần kiểm soát quá trình cho vay 1 cách kỹ lưỡng đồng thời cần đưa ra những quy định cho vay 1 cách rõ ràng, cụ thể để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả cao.

+ PGD cần đưa ra một chính sách tín dụng cụ thể, linh động trong từng trường hợp.

+ Về đảm bảo tín dụng: PGD cần hình thành cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu thứ hai cho những khoản thu nợ của PGD.

+ PGD cần đa dạng hoá các hợp đồng tín dụng để loại trừ một số rủi ro trong tín dụng.

+ PGD cũng cần đề ra cho mình những chiến lược khách hàng đặc biệt để có thể sàng lọc tìm được các khách hàng đáng tin cậy hơn.

+ Theo quy định chung của NHNN, các ngân hàng tư nhân và cổ phần cần phải quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của mình. Vì thế, PGD đã quy định mức rủi ro tập trung tín dụng trong đó quy định tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

+ Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin cần thu thập toàn diện và chính xác từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định của PGD.

+ Trong các hoạt động dự báo rủi ro tín dụng, PGD luôn ưu tiên việc lập các tín hiệu dự báo đảm bảo cho sự hoạt động an toàn có hiệu quả.

+ Đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm và đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Chính vì vậy, PGD cần phải quan tâm đến việc đào tạo để có một đội ngũ nhân viên cho vay và thẩm định lành nghề.

- Các biện pháp mang tính chất xử lý:

Rủi ro có tính chất lan truyền nhanh và khó xác định, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì PGD cần có những biện pháp triệt để ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng của rủi ro đó.

+ Các biện pháp khai thác nợ có vấn đề ở PGD Gpbank Lê Trọng Tấn gồm có: chuyển nợ quá hạn, thay đổi nhân sự, gia hạn khoản vay, cấp thêm vốn tín dụng, điều chỉnh lại các điều khoản trong hợp đồng. PGD nhấn mạnh những biện pháp xử lý nợ có vấn đề như: Yêu cầu người bảo lãnh trả nợ, xử lý theo pháp luật, phát mãi tài sản thế chấp hay cầm cố, thanh lý nợ khó đòi bằng xoá nợ. Biện pháp phổ biến để hạn chế khi rủi ro xảy ra chính là đòi nợ bằng tài sản bảo đảm.

PGD lại phải nhận tài sản đảm bảo vì: Nếu những công ty lớn và các khách hàng khác có hệ số tín nhiệm cao thì không cần đảm bảo tín dụng, còn những khách hàng còn lại cần bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm tín dụng như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba. Việc này vô cùng quan trọng vì: Thứ nhất, nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì PGD sẽ có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ, thứ hai, PGD nhận bảo đảm tín dụng tạo cho PGD lợi thế về tâm lý so với người vay.

+ Tài khoản phải thu: PGD nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % giá trị của tài khoản phải thu theo số liệu trên bảng cân đối tài chính. Chính vì vậy, khi khách hàng của người vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này được dùng để trả nợ cho PGD.

+ Bao thanh toán: PGD có thể mua tài khoản phải thu của người vay theo một tỷ lệ % nhất định theo giá trị đã ghi trên sổ. PGD sẽ thông báo cho khách hàng của người vay là khoản tiền thanh toán mua hàng chịu sẽ trả trực tiếp cho PGD.

+ Hàng tồn kho: PGD có thể nhận hàng tồn kho, vật tư, nguyên liệu của người vay làm tài sản cầm cố chấp để đảm bảo tín dụng. Tài sản cầm cố này có thể do người vay kiểm soát hoàn toàn, nhưng giấy tờ sở hữu do PGD nắm giữ.

+ Thế chấp tài sản cố định: PGD chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định. + Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản đảm bảo tín dụng thì sẽ có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Đối với PGD, bảo lãnh của bên thứ ba có thể bảo lãnh bằng tài sản hoặc uy tín.

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại PGD GPBank lê trọng tấn (Trang 45 - 50)