III. NQH theo loại hình DN
1.4.2.3. Hạn chế về nội dung phân tích rủi ro.
- Một là, việc xác định nhu cầu vốn đầu tư là 1 công việc khó. Bởi lẽ, khi đánh giá lại nhu cầu vốn đầu tư, cán bộ PGD phải dựa vào kinh nghiệm của mình và dự toán của chủ đầu tư, trong khi các dự án mới, với việc sử dụng máy móc thiết bị ít, với sự tham khảo các dự án tương đương chỉ là tương đối, do vậy, việc đánh giá chính xác nhu cầu thực sự về vốn đầu tư của dự án là công việc khó đối với các cán bộ QLRR tại PGD. Vì thế mà khả năng xảy ra rủi ro về vốn đầu tư không hợp lý là rất có thể xảy ra.
- Hai là, việc tính toán hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí dự kiến của dự án cũng là một công việc khó. Những yếu tố cấu thành doanh thu gồm: giá cả bán sản phẩm, công suất dự kiến của dự án, và khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị trường. Những yếu tố cấu thành doanh thu này được xác định dựa vào dự toán của chủ đầu tư. Cụ thể, yếu tố giá cả sản phẩm đc. xác định dựa theo giá tham khảo của những sản phẩm cùng loại trên thị trường kết hợp vs kế hoạch dự kiến của DN, việc dự báo giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án theo cung cầu thị trường trong tương lai còn gặp nhiều hạn chế và thiếu chính xác. Còn đối với yếu tố chi phí dự kiến của dự án, cũng dựa trên ý kiến chủ quan của chủ dự án là chủ yếu, như một số loại chi phí về quản lý doanh nghiệp, chi phí vận hành thường là con số dự toán của chủ đầu tư đưa ra. Do vậy, các con số đó là hoàn toàn không đáng tin cậy vì thực tế thì chủ đầu tư không thể lường trước được tương lai. Hơn nữa, kết quả của việc phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chủ đầu tư hình thành liên quan đến vc. điều chỉnh chi phí này. Chính vì vậy, đó là sự tiềm ẩn những rủi ro tài chính khi phân tích dự án đối với cán bộ QLRR.
phát, trượt giá này thực tế lại ảnh hưởng rất nhiều đến các chỉ tiêu tài chính của dự án. Do vậy, rủi ro do lạm phát, trượt giá là rất dễ xáy ra đối với dự án.