Đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 35)

- Vốn chủ sở hữu:

a.Đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ

- Vai trò của cơ sở vật chất và công nghệ thông tin đối với Ngân hàng:

Khi mà cơ chế là như nhau, lợi ích và sản phẩm, dịch vụ đem đến cho các khách hàng là như nhau thì việc tạo dựng và thiết lập được một hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến là điều vô cùng quan trọng. Việc được nhiều người nhìn nhận sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa các Ngân hàng trong "hành trình" tìm kiếm sự ủng hộ của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Có thể thấy rằng, một khi Ngân hàng tạo dựng được một hệ thống cơ sở vật chất khang trang, tiên phong về công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin trong ngân hàng thì đây chính là cơ sở để các NHTM cho ra loại sản phẩm, dịch vụ mới, từ đó cho phép mở rộng mạng lưới, đối tượng và phạm vi khách hàng, là yếu tố thúc đẩy các Ngân hàng khác cạnh tranh trong cuộc chạy đua nâng cao uy tín trên thị trường.

Một khi mạng lưới cung cấp dịch vụ được mở rộng thì vấn đề về chất lượng cung cấp dịch vụ cũng cần phải quan tâm, đồng thời việc quản lý sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều, trong khi dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp lại luôn hướng tới các yêu cầu như nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại có thể kịp thời xử lý và mang lại tính hiệu quả. Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu các NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng.

Hiện nay, các Ngân hàng sử dụng công nghệ thông tin để cung ứng và quản lý các dịch vụ. Các website của ngân hàng được ví như trung tâm thông tin, các chi nhánh phân phối ở mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng có thể truy cập để tìm hiểu, lấy thông tin về các dịch vụ cung cấp; phía Ngân hàng từ đó cũng có thể tiếp cận với khách hàng nhanh chóng và có hiệu quả. Đứng trên góc độ chi phí, sự nhanh chóng, tiện lợi trên của công nghệ đã giảm chi phí và thời gian trong giao dịch cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Ngày nay, trước sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng thì việc ứng dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ đem đến cho khách hàng sự thoải mái và hài lòng hơn bao giờ hết.

- Đầu tư vào cơ sở vật chất:

Với vai trò quan trọng của cơ sở vật chất và công nghệ như nói trên, BIDV Hai Bà Trưng đã có định hướng đúng đắn về phát triển, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch.

Hiện tại, Chi nhánh đặt trụ sở chính tại số 10, đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đây là một vị trí thuận lợi trong giao dịch cũng như quảng bá thương hiệu BIDV. Chi nhánh đi vào hoạt động trên nền 2 phòng giao dịch với 1 quỹ tiết kiệm, tính đến 31/12/2012 đã nâng cấp 2 quỹ tiết kiệm cũ lên phòng giao dịch và mở thêm 2 quỹ tiết kiệm mới. Hiện tại, Chi nhánh có 4 phòng giao dịch trực thuộc và 2 quỹ tiết kiệm đều đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, BIDV Hai Bà Trưng cũng tích cực trang bị hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cho cán bộ nhân viên. Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại sẽ góp phần không nhỏ thực hiện mục tiêu tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại.

Tính đến 31/12/2012, tổng mức đầu tư vào tài sản cố định của Chi nhánh là 62,4 tỷ đồng, bao gồm các khoản mục sau:

- Mua sắm công cụ lao động là 34,1 tỷ đồng, trong đó có: Mua sắm thêm máy vi tính cho CBNV: 8,77 tỷ đồng.

Mua sắm thêm máy in, máy photo, máy fax,… : 8,28 tỷ đồng. Mua ô tô phục vụ cho chuyên chở: 14,32 tỷ đồng.

Mua bàn ghế phục vụ khách hàng: 2,73 tỷ đồng. - Chi thuê tài sản là 19,44 tỷ đồng, trong đó có:

Thuê điểm đặt phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm: 18,29 tỷ đồng. Thuê trang thiết bị (máy chiếu, máy quay, máy scan…): 1,15 tỷ đồng. - Chi cho các vật liệu khác: 8,86 tỷ đồng.

Qua các số liệu ở trên nhận thấy vốn đầu tư dành cho mua sắm công cụ lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số vốn đầu tư vào tài sản. Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng giá trị nguồn vốn chi cho đầu tư vào mua sắm công cụ lao động chiếm 54,65% tổng số vốn đầu tư cho tài sản cố định. Các khoản chi cho thuê tài sản cũng chiếm tỷ trọng tương đối (31,2%), trong đó phần lớn là dùng để thuê điểm đặt các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, chiếm 94,1% tổng nguồn vốn đầu tư cho thuê tài sản.

Dưới đây là bảng thể hiện tình hình hoạt động đầu tư vào tài sản của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng qua các năm:

Bảng 1.14: Tình hình đầu tư vào tài sản của BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2008-2012

(Đơn vị: tỷ đồng, phần trăm)

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng VĐT vào TSCĐ 11,33 100 16,45 100 18,26 100 24,84 100 62,4 100 Mua sắm CCLĐ 6,22 54,9 9,65 58,69 10,95 59,97 11,33 45,61 34,1 54,65 Chi thuê tài sản 3,48 30,8 4,27 25,96 4,43 24,26 9,37 37,72 19,44 31,15 Chi cho các vật liệu khác 1,63 14,3 2,53 15,38 2,88 15,77 4,14 16,67 8,86 14,2

(Nguồn: báo cáo tình hình đầu tư của BIDV Hai Bà Trưng) Nhận xét: Từ những số liệu trên cho thấy tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định của Chi nhánh qua các năm tăng dần. Ban đầu, quy mô nguồn vốn này còn ít do khi mới thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh được nâng đỡ và hỗ trợ về mặt tài sản của Hội sở chính nên chưa phải chi nhiều cho các hoạt động về đầu tư tài sản. Sau đó, cùng với lượng vốn chủ sở hữu tăng lên thì nguồn vốn chi cho đầu tư tài sản cũng được bổ sung và nguồn vốn cho các khoản mục đầu tư được tăng dần. Trong đó, VĐT mua sắm công cụ lao động chiếm tỷ trọng chủ yếu, bằng khoảng 50% tổng VĐT vào TSCĐ mỗi năm. Ngoài ra, từ bảng trên nhận thấy, tổng nguồn vốn cho cho đầu tư các khoản mục của năm 2012 tăng vọt lên, đều tăng hơn 2 lần so với năm 2011 là do nền kinh tế bất ổn, lạm phát tăng quá cao khiến giá cả khó kiểm soát. Để thấy rõ sự cạnh tranh về đầu tư vào tài sản của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng với một số ngân hàng, ta có bảng dưới đây:

Bảng 1.15: Vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng số vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hai Bà Trưng và một số Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. BIDV Hai Bà Trưng

Tổng VĐT nâng cao NLCT 29,61 49,94 85,95 150,94 273,19

Tỷ lệ VĐT vào TSCĐ/Tổng VĐT nâng cao NLCT 38,16% 32,94% 21,24% 16,45% 22,84% 2. Vietinbank Hai Bà Trưng Tổng VĐT nâng cao NLCT 39,562 45,029 85,597 171,118 212,55 VĐT vào TSCĐ 10,34 11 21,88 34,7 45,33 Tỷ lệ VĐT vào TSCĐ/Tổng VĐT nâng cao NLCT 26,17% 24,43% 25,56% 20,28% 21,33%

3. Agribank Hai Bà Trưng

Tổng VĐT nâng cao NLCT 74,23 94,368 149,280 313,88 429,4

VĐT vào TSCĐ 13,5 21,29 37,9 84,2 115,94

Tỷ lệ VĐT vào TSCĐ/Tổng

VĐT nâng cao NLCT 18,2% 22,56% 25,4% 26,77% 27% (Nguồn: tổng hợp từ các website của các ngân hàng)

Bảng số liệu cho ta thấy, nhìn chung tổng giá trị nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định của BIDV Hai Bà Trưng tăng, nhưng tỷ trọng của VĐT vào tài sản cố định so với tổng nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT không ổn định cho thấy Chi nhánh chưa thực sự chú tâm trong việc nâng cao về cơ sở vật chất. So sánh với các Ngân hàng cạnh tranh với Chi nhánh thì tỷ trọng của VĐT vào tài sản cố định trên tổng số VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh còn thấp. Đặc biệt, khi so sánh về quy mô vốn, tổng giá trị VĐT cho tài sải cố định của BIDV Hai Bà Trưng còn thấp hơn rất nhiều so với Agribank Hai Bà Trưng. Điển hình, năm 2012, lượng vốn này của Chi nhánh đã tăng đáng kể so với các năm trước là 64,2 tỷ đồng, chiếm 22,84% tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn thấp hơn so với Agribank Hai Bà Trưng 51,74 tỷ đồng (VĐT cho TSCĐ của Agribank năm 2012 đạt 115,94 tỷ đồng, chiếm 27% tổng số VĐT nâng cao NLCT). Tình hình này đòi hỏi BIDV Hai Bà Trưng trong thời gian tới cần có những biện pháp kích thích đầu tư hơn nữa vào tài sản, cơ sở vật chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư vào đổi mới công nghệ:

Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ, Hội động quản trị và Ban lãnh đạo BIDV Hai Bà Trưng đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để tiến hành đầu tư và đổi mới công nghệ với mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng cũng như tiến độ kinh doanh của đơn vị.

BIDV Hai Bà Trưng kế thừa các sản phẩm công nghệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - là Ngân hàng đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm thẻ

BIDV Internet và BIDV Precious với hai hình thức: thẻ giao dịch qua internet và thẻ tín dụng quốc tế Visa hạng vàng. Sản phẩm của BIDV Precious không chỉ là một chiếc thẻ đặc biệt nổi bật trên nền vàng sang trọng, giàu tính thẩm mỹ và mang nhiều ý nghĩa với người Á Đông, xứng đáng là hình ảnh đại diện cho đẳng cấp và phong cách của khách hàng. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại là minh chứng rõ nét cho vị thế của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng.

Bảng 1.16: Danh mục đầu tư vào công nghệ của BIDV Hai Bà Trưng tính đến 31/12/2012

Gía trị (tỷ đồng) Số lượng (máy)

Máy ATM 9,156 7

Hệ thống core banking

"Silver Lake SIBS Asis" Giá trị (nghìn USD) Số điểm ứng dụng (điểm)

172,8 5

(Nguồn: báo cáo tình hình đầu tư của BIDV Hai Bà Trưng)

Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV Hai Bà Trưng có 7 máy ATM. Các máy ATM này đều được nhập khẩu từ hàng Dielod nổi tiếng của Mỹ đảm bảo an toàn cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch.

BIDV Hai Bà Trưng cũng tham gia liên minh thẻ ATM do Vietcombank chủ trì, là liên minh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay, chiếm trên 95% thị phần thẻ. Theo đó, các loại thẻ của Chi nhánh phát hành được sử dụng trong hơn 5000 máy ATM. Hệ thống phần mềm lõi BIDV đang áp dụng là hệ thống core banking "Silver Lake SIBS Axis". Đây là phần mềm hiện đạng mang tính năng cao và an toàn.

So với BIDV Hai Bà Trưng, các đối thủ cạnh tranh cũng đầu tư khá mạnh vào công nghệ - là nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm hiện đại. Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí các Ngân hàng TMCP đã chi để ứng dụng phân mềm lõi ngân hàng "core banking":

Bảng 1.17: Chi phí ứng dụng phần mềm "core banking" của một số Ngân hàng thương mại cổ phần

Tên Ngân hàng

TMCP Chi phí

Thời gian triển

khai Đối tác thực hiện

Vietinbank 3,2 triệu USD 2 Unisys

Seabank 2 triệu USD 1 Temenos

Sacombank 2 triệu USD 2 Temenos

VIB 3 triệu USD 1 Oracle (Nguồn: tổng hợp từ các website của các Ngân hàng)

Những số liệu thực tế cho thấy không chỉ riêng BIDV mà các Ngân hàng TMCP khác cũng rất chú trọng việc phát triển công nghệ hiện đại. Đây là yếu tố then chốt quyết định sức mạnh cạnh tranh của các Ngân hàng trong quá trình cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới với chất lượng ưu việt.

b. Đầu tư mở rộng, đa dạng sản phẩm, dịch vụ

Đối với ngành Ngân hàng, đặc tính riêng là các sản phẩm và dịch vụ hầu như không có sự khác biệt nên các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng trong các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì thế, ngân hàng nào có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm, dịch vụ của mình trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ truyền thống sẽ linh hoạt đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Bắt nhịp với hội nhập kinh tế quốc tế chung, BIDV Hai Bà Trưng không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày một cao của khách hàng.

Bảng 1.18: Vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm và dịch vụ tại BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2008-2012

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng VĐT nâng cao NLCT 29,61 49,94 85,95 150,94 273,19 VĐT cho phát triển sản phẩm, dịch vụ 8,2 14,72 27,4 48,86 86,41 Tỷ trọng VĐT cho phát triển sản phẩm/Tổng VĐT nâng cao NLCT 27,69% 29,48% 31,88% 32,37% 31,63% (Nguồn: báo cáo tình hình đầu tư của BIDV Hai Bà Trưng qua các năm)

Vốn đầu tư dành cho hoạt động phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ qua các năm của BIDV Hai Bà Trưng nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2008, tổng giá trị nguồn vốn này chỉ vỏn vẹn 8,2 tỷ đồng thì sau hơn 4 năm hoạt động, tính đến 31/12/2012, VĐT cho phát triển sản phẩm đã tăng lên hơn 10 lần, đạt 86,41 tỷ đồng. Tỷ trọng VĐT cho phát triển sản phẩm, dịch vụ qua các năm của Chi nhánh chiếm tương đối lớn và khá ổn định trong tổng VĐT nâng cao NLCT. Điều này cho thấy, Chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động đầu tư và phát triển sản phẩm, dịch vụ. Theo số liệu thống kê được, trong giai đoạn 2008-2012, năm 2011 là năm Chi nhánh đã rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nỗ lực với việc phát triển sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ của mình với lượng VĐT cho sản phẩm, dịch vụ chiếm 32,37% tổng VĐT nâng cao NLCT của toàn Chi nhánh. BIDV Hai Bà Trưng đã không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, từng bước đầu tư và nghiên cứu nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại (như BIDV Homebanking, BIDV Direc banking, BSMS, thẻ Visa gold, thẻ Flexi…). Bên cạnh đó, BIDV Hai Bà Trưng sử dụng những thủ tục đơn giản, mức phí hấp dẫn, an toàn, hỗ trợ khách hàng 24/24…hoàn thiện các hệ thống dịch vụ truyền thống và đã thu hút được một lượng khách hàng tương đối lớn.

Không chỉ BIDV Hai Bà Trưng, đầu tư mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cũng được các Ngân hàng khác xác định là một vấn đề chủ chốt quyết định đến khả năng cạnh tranh của mình. Do đó, so với BIDV Hai Bà Trưng, các Ngân hàng này cũng có sự đầu tư khá lớn. Cụ thể như Vietinbank Hai Bà Trưng và Agribank Hai Bà Trưng là 2 Ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ với BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng về một số các sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới được triển khai. Vì vậy, cả 2 Ngân hàng này đều đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho phát triển sản phẩm, dịch vụ, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 1.19: Chi phí cho đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ của một số ngân hàng cạnh tranh với BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2008-2012

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

VĐT phát triển SP,DV của

BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng 8,2 14,72 27,4 48,86 86,41

Tỷ trọng VĐT phát triển SP, DV/

Tổng VĐT nâng cao NLCT 27,69% 29,48% 31,88% 32,37% 31,63%

VĐT phát triển SP,DV của

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 35)