- Vốn chủ sở hữu:
d. Đầu tư vào nguồn nhân lực
1.2.2.3. Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo giai đoạn của quá trình đầu tư
quá trình đầu tư
a. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2008-2009
Năm 2008 là một năm bi tráng của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam
nói riêng. Mặc dù vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam vẫn tích cực mở rộng mạng lưới bằng việc khai trương liên tiếp 5 chi nhánh tại các địa bàn trọng điểm tại Hà Nội, trong đó có BIDV Hai Bà Trưng được thành lập ngày 3/10/2008. Sở dĩ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam lạc quan như vậy là do đã nhìn ra rất nhiều tiềm năng khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.
Hà Nội vốn là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa hệ thống các tổ chức tài chính và các ngân hàng với mạng lưới dày đặc. Ngay từ khi thành lập, BIDV Hai Bà Trưng đã xác định lấy phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại làm nền tảng để đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng, đặc biệt là dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhằm đưa ra mục tiêu phát triển phù hợp cho Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung. Tuy giai đoạn 2008-2009 là giai đoạn Chi nhánh mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm còn non trẻ lại là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng Chi nhánh đã sớm nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nâng cao NLCT.
Cụ thể tình hình đầu tư giai đoạn này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.24: Các khoản mục vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2008-2009
(Đơn vị: tỷ đồng, phần trăm) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng VĐT nâng cao NLCT 29,61 100 49,94 100 VĐT vào tài sản cố định 11,33 38,16 16,45 32,94 VĐT phát triển sản phẩm, dịch vụ 8,2 27,69 14,72 29,48 VĐT cho hoạt động marketing 0,08 0,28 0,164 0,33 VĐT phát triển nguồn nhân lực 10 33,77 18,601 37,25
(Nguồn: báo cáo tình hình đầu tư của BIDV Hai Bà Trưng)
Nhận xét: Trong giai đoạn 2008-2009, BIDV Hai Bà Trưng tập trung đầu tư vào tài sản cố định và phát triển nguồn nhân lực với tổng nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ năm 2008 là 11,33 tỷ đồng, chiếm 38,16% tổng VĐT nâng cao NLCT và tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 10 tỷ đồng, chiếm 33,77% tổng số vốn đầu tư nâng cao NLCT. Năm 2009, tỷ trọng VĐT vào tài sản cố định giảm xuống còn 32,94%, thấp hơn so với năm 2008 là 5,22%. Nguyên nhân là do, năm 2008, Chi nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động nên cơ sở hạ tầng cũng như các máy móc thiết bị công nghệ chưa được hoàn thiện, vì thế nguồn vốn chủ yếu được tập
trung đầu tư vào các chỉ tiêu này. Đến năm 2009, sơ bộ tài sản cố định đã ổn định nên nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT được điều chuyển đầu tư tập trung nhiều hơn cho các chỉ tiêu khác: VĐT phát triển sản phẩm, dịch vụ chiếm 29,48% tổng số VĐT nâng cao NLCT, tăng 1,79% so với năm 2008; VĐT cho hoạt động marketing chiếm tỷ lệ 0,164% tăng 0,084% so với năm 2008; đặc biệt VĐT phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chỉ tiêu, đạt 37,25% tăng 3,48% so với năm 2008. Nhìn chung, VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các chỉ tiêu chưa đồng bộ, đặc biệt tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing còn quá nhỏ, chưa chiếm tới 1% trong tổng VĐT nâng cao NLCT mỗi năm.
b. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2010-2012
Sau giai đoạn 2008-2009 là giai đoạn BIDV Hai Bà Trưng ra nhập thị trường và trên đà ổn định đi vào hoạt động, cũng là giai đoạn hệ thống Ngân hàng nói chung và BIDV Hai Bà Trưng nói riêng phải chống chọi với sự khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế, đến giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế, đồng thời cũng mang tới thị trường những cơ hội lẫn thách thức mới.
Trước tình hình đó, BIDV Hai Bà Trưng vẫn không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh của Chi nhánh. Cụ thể như sau:
Bảng 1.25: Tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư nâng cao năng lục cạnh tranh của BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng VĐT nâng cao NLCT 85,95 150,94 273,19
Tốc độ phát triển liên hoàn của VĐT nâng
cao NLCT (%) - 75,61 80,99
(Nguồn: Phòng đầu tư - Hội sở chính BIDV)
Bảng số liệu cho ta thấy tổng VĐT nâng cao NLCT của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012 tăng với tốc độ nhanh và cao cho thấy Chi nhánh đã luôn nỗ lực trong hoạt động đầu tư nâng cao NLCT. Với quy mô VĐT nâng cao NLCT năm 2010 là 85,95 tỷ đồng thì đến năm 2011 là 150,94 tỷ đồng tăng 75,61% so với năm 2010; năm 2012, nguồn vốn này đạt giá trị 273,19 tỷ đồng tăng 80,99% so với năm 2011. Đây là con số đáng khích lệ đối với Chi nhánh và dự báo xu hướng nguồn vốn sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
So sánh với giai đoạn 2008-2009, tỷ trọng nguồn VĐT cho các khoản mục có sự thay đổi đáng kể. Thay vì tập trung đầu tư cho tài sản cố định, BIDV Hai Bà Trưng đã tập trung nhiều hơn đầu tư cho phát triển đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Do đó, tổng nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT của Chi nhánh được chi cho hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực. Đây là thời kỳ khắc phục, sửa chữa những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc đầu tư vào 2 khoản mục kể trên là điều tất yếu, giúp Chi nhánh nâng tầm uy tín, tạo sự tin tưởng tuyệt đối và đáp ứng tối đa nhu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt năm 2011, BIDV Hai Bà Trưng chi cho hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ đạt 48,86 tỷ đồng, chiếm 32,37% tổng VĐT nâng cao NLCT; chi cho hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực lên tới 76,33 tỷ đồng, chiếm 50,57% tổng VĐT nâng cao NLCT của chi nhánh. Mặc dù, tỷ trọng của nguồn VĐT cho tài sản cố định giảm nhưng quy mô nguồn vốn so với giai đoạn 2008-2009 tăng lên đáng kể, tiểu biểu là năm 2011, nguồn vốn này đạt 28,84 tỷ đồng, lớn hơn tổng VĐT vào TSCĐ giai đoạn 2008-2009 là 1,04 lần. Các kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.26: Các khoản mục vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: tỷ đồng, phần trăm)
Năm 2010 2011 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng VĐT nâng cao NLCT 85,95 100 150,94 100 273,19 100 VĐT vào tài sản cố định 18,26 21,24 28,84 16,46 62,4 22,84 VĐT phát triển sản phẩm, dịch vụ 27,4 31,88 48,86 32,37 86,41 31,63 VĐT cho hoạt động marketing 0,4 0,47 0,91 0,6 1,97 0,72 VĐT phát triển nguồn nhân lực 39,89 46,41 76,33 50,57 122,41 44,81
(Nguồn: báo cáo tình hình đầu tư của BIDV Hai Bà Trưng)
Tuy nhiên, từ bảng trên ta cũng nhận thấy, VĐT cho hoạt động marketing vẫn chưa được cải thiện nhiều. Tính đến thời điểm 31/12/2012, nguồn vốn này đạt 1,97 tỷ đồng nhưng vẫn chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 0,72% tổng VĐT nâng cao NLCT.