- Vốn chủ sở hữu:
d. Đầu tư vào nguồn nhân lực
1.3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động đầu tư và môi trường cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần
của các Ngân hàng thương mại cổ phần
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, các Ngân hàng TMCP đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh "trên sân nhà", đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Do vậy, các NHTM trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay.
Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các Ngân hàng TMCP đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.
Về sản phẩm dịch vụ: các Ngân hàng TMCP đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Phone banking, Internet banking, SMS… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên phổ biến tại các tỉnh, thành phố.
Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Các Ngân hàng TMCP có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn
đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển bùng nổ của Hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những tháng đầu năm 2008 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất đối với hoạt động của Ngân hàng, khi mà lãi suất tăng cao, giá vàng, tỷ giá hối đoái, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp. Những diễn biến bất thường của thị trường tiền tệ cùng với những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng của việc tăng trưởng tín dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng TMCP. Đến cuối năm 2008, mặc dù một số chỉ tiêu cơ bản của các Ngân hàng TMCP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng, song đã chậm lại. Cho đến nay, hoạt động của các NH chủ yếu là tập trung vào huy động vốn để cân đối các nguồn và đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Chính trong giai đoạn này, hoạt động của các Ngân hàng TMCP đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại như:
- Những Ngân hàng dựa trên thị trường liên Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng sử dụng vốn thị trường các tổ chức tín dụng khác vào thị trường các tổ chức kinh tế và dân cư, khi có khó khăn, một Ngân hàng rút vốn làm cho các Ngân hàng này bị động, lúng túng trong việc điều hành tính thanh khoản.
- Hoạt động Ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi nhiều về cơ chế lãi suất. Do huy động vốn khó khăn, hầu hết các Ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để thu hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nhiều Ngân hàng ở một số thời điểm đã tăng lãi suất cao sát lãi suất trần cho vay, làm thị trường tiền tệ trở nên bấp bênh.
- Tỉ lệ nợ xấu năm 2012 của 4 Ngân hàng lớn là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank lên tới 46.600 tỷ đồng chiếm 12,17% tổng dư nợ là con số rất đáng lo ngại.
- Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại phát triển chậm, có những Ngân hàng đã triển khai đồng loạt các nghiệp vụ và dịch vụ hiện đại nhưng phần lớn không phát triển được hết. Các Ngân hàng chưa kết nối rộng rãi hệ thống thanh toán thẻ trong nước cũng như với các tổ chức thẻ quốc tế, do đó chưa phát triển được hết những tiện ích của thẻ, gây lãng phí nguồn lực ở Ngân hàng...
Trước tình hình này chính phủ và Ngân hàng NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng phải nói rằng trong thời gian này các hoạt động của Ngân hàng vẫn tiếp tục cần sự điều chỉnh và giám sát chặt chẽ hơn nữa của chính phủ và NHNN.