- Vốn chủ sở hữu:
3. Agribank hai Bà Trưng
1.3. 4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Hai Bà Trưng theo mô hình SWOT
SWOT
* Điểm mạnh: BIDV Hai Bà Trưng có địa điểm thuận lợi, được kế thừa thương
hiệu từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây được coi là lợi thế của Chi nhánh. Song song đó, Chi nhánh lại có thị phần ổn định, có đội ngũ CBNV năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam được các nhà đầu tư chiến lược từ nhiều quốc gia trong khu vực mua cổ phần và đầu tư.
* Điểm yếu: Cơ chế quản lý của Chi nhánh tuy ổn định nhưng vẫn còn một số
điểm chưa phù hợp với tình hình hiện tại. Đội ngũ nhân sự chưa hoàn toàn đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm, chưa chuyên nghiệp.
* Cơ hội: Nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hóa là cơ hội lớn để tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học công nghệ. Tầm nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của Chi nhánh ngày một lớn nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ cao rất có triển vọng. Hơn thế nữa, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Thách thức: Trong bối cảnh hiện nay, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đối mặt với các thách thức:
- Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Áp lực cạnh tranh từ các Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng và các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng.
- Rủi ro thị trường dẫn đến khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ngày một gia tăng.
- Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên hệ thống chính sách pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn còn non yếu.