NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KỶ LUẬT NHÀ NƯỚCVÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 114 - 119)

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾVÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC HỘI CHỦ NGHĨA. VÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC HỘI CHỦ NGHĨA.

1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa:

- Là sự triệt để tôn trọng pháp luật của cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội và công dân là phương thức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân. + Xử lý nghiêm mình đấu tranh cương quyết với các hành vi vi phạm pháp luật. * Các biện pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước là những thể chế thể hiện quyền lực của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam.

- Muốn thực hiện tốt những nội dung trên cần có các điều kiện: + Có một hệ thống pháp luật nghiêm chỉnh.

+ Bảo đảm sự thực hiện đúng pháp luật.

2. Kỷ luật Nhà nước:

Là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện đúng trật tự được qui định trong pháp luật và hoàn thành các nhiệm vụ được Nhà nước giao phó.

- Trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước đều có kỷ luật của Nhà nước: Kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất, kỷ luật công vụ...

+ Giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. + Bảo đảm quyền của công dân.

- Củng cố kỷ luật Nhà nước sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngược lại tôn trọng pháp luật sẽ tạo điều kiện cần thiết cho việc cũng cố pháp luật Nhà nước.

II. NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP CHẾXÃ HỘI CHỦ NGHĨA. XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

1. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

- Các cơ quan Hành chính Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp lập ra hoặc bầu ra và phải chịu sự chỉ đạo giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước.

- Thông qua việc giám sát cơ quan quyền lực Nhà nước phát hiện ra những mặt yếu kém, lệch lạc, những khó khăn vướng mắc, điều chỉnh kịp thời.

Thông qua hoạt động này cơ quan quyền lực kiểm nghiệm những quyết định và những biện pháp quản lý của mình. Từng bước hoàn thiện và

quản lý có hiệu quả.

- Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và yêu cầu xử lý, nhằm cũng cố kỷ luật Nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính Nhà nước và các cán bộ viên chức có thẩm quyền.

- Kiểm tra là khâu cuối cùng trong tiến trình quản lý. Nhưng hết sức quan trọng. - Thông qua việc kiểm tra để phát hiện những hiện tượng tích cực, tiêu cực. * Việc kiểm tra mang tính chất quyền lực Nhà nước.

- Người kiểm tra hoạt động đơn phương và chỉ tuân thủ theo pháp luật.

- Có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ chứng cứ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra.

+ Bên bị kiểm tra không được từ chối hoặc cản trở yêu cầu trên.

+ Nếu có hành vi chống lại phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

- Người kiểm tra có quyền ra chỉ thị, phương hướng, thời hạn và biện pháp sưả chữa những sai sót phát hiện trong khi kiểm tra.

3. Hoạt động kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc các hoạt động tư pháp. - Thực hiện quyền cùng tố.

- Bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thống nhất.

* Các Viện kiểm sát nhân địa phương, viện kiểm sát quân sự kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố trong phạm vi luật định.

* Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội và báo cáo trước Quốc hội.

4. Hoạt động xét xử của tào án nhân dân:

* Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước. - Thông qua xét xử:

+ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. + Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

+Tài sản của Nhà nước, của xã hội.

5. Hoạt động kiểm tra xã hội:

- Được tiến hành thông qua các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh tra Nhân dân. + Việc kiểm tra này thể hiện tính dân chủ của Nhà nước ta (dân kiểm tra). + Góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.

+ Được thực hiện do nhà tổ chức khác nhau: Đoàn, Đảng, Hội Phụ nữ, Công đoàn....

6. Hoạt động khiếu nại tố cáo của công dân:

Đây cũng là hình thức để nhân dân lao động tham gia vào quản lý Nhà nước.

Khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp. Khi công dân khiếu nại tố cáo là góp phần giúp cơ quan nhà nước phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, chấn chỉnh kỹ luật kỹ cương của nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1]. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2001.

[2]. Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới - Ban tổ chức - Cán bộ Chính Phủ - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1993.

[3]. Chế độ công chức công vụ của nưước Cộng hòa Pháp - Trường hành chính Quốc gia -Hà Nội 1991.

[4]. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VII - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1991.

[5]. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1996.

[6]. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1997.

[7]. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1997.

[8]. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2001.

[9]. Đoàn Trọng Truyền - Hành chính học, NXB chính trị Quốc gia - 1996.

[10]. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Chủ biên: T.S Nguyễn Cửu Việt - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà nội - 2000.

[11]. Hệ thông công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam- Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ - NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 1997

[12]. Giáo trình về quản lý hành chính nhà nước -Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội - 1996.

[13]. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế, NXB Công an nhân dân - 2001.

[14]. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Đại học luật Hà nội - NXB Công an nhân dân - 2001.

[15]. Nền công vụ nhật Bản-Thông tin khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp.

[16]. Nghị định 95/1998/NĐ-CP, của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

[17]. Nghị định 97/1998/NĐ-CP, của Chính phủ về xử lý kỹ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

[18]. T.S.Nguyễn Cửu Việt - Đề cương bài giảng Luật hành chính so sánh

[19]. T.S. Nguyễn Cửu Việt - Những vấn đề cơ bản về khoa học lý luận quản lý nhà nước - Trường đại học Tổng hợp Hà nội 1998.

[20]. Những giải pháp thúc đẩy nhanh cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2005, -Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội - 2000.

[21]. Những vấn đề cơ bản về nhà nước và quản lý hành chính nhà nước -Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội - 1996.

[22]. Nguyễn Duy Gia - Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1995.

[23]. Nguyễn Duy Gia - Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiên nay - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1995.

[24]. Nguyễn Hữu Trí (PGS, TS) - Giáo trình tổ chức và quản trị cơ quan nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia.1993.

[25]. Những luận cứ khoa học của việc hoàn thiện bộ máy nhà nước CHXHXN Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước- Viện nghiên cứ nhà nước và pháp luật - Hội thảo khoa học - Hà nội -2000.

[26]. Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội - 1998.

[27]. Một số thuật ngữ hành chính, Học viện hành chính Quốc gia - NXB Thế giới, Hà nội -2000.

[28]. Phạm Hồng Thái - Định Văn Mậu, Luật hành chính Việt Nam, NXB Cà Mau - 1995.

[29]. Pháp lệnh 1998.

[30]. Quyết định số 446/1998/QĐ-TCCP-BCTL của Bộ trưởng trưởng Ban tổ chức Chính Phủ về việc ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.

[31]. Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.

[32]. Quyết định số11/1998/QĐ-TCCP-CCVC của Bộ trưởng trưởng Ban tổ chức Chính Phủ về việc ban hành quy chế Quy chế đánh giá công chức hàng năm.

[33]. Quy chế thi tuyển công chức (ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng trưởng Ban tổ chức Chính Phủ về việc ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức).

[34]. Quy chế đánh giá công chức hàng năm (ban hành kèm theo quyết định số11/1998/QĐ-TCCP-CCVC của Bộ trưởng trưởng Ban tổ chức Chính Phủ về việc ban hành quy chế Quy chế đánh giá công chức hàng năm).

[35]. Quy chế về thi nâng ngạch (ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng trưởng Ban tổ chức Chính Phủ về việc ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức).

[36]. Thông tư số 04/1999/TT- TCCP, của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

[37]. Thông tư số 28/1999/TT- TCCP, của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức.

[38]. Thông tư số 05/1999/TT- TCCP, của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về xử lý kỹ luật và trách nhiệm vật chất của cán bộ công chức.

[39]. Thông tư liên tịch số 79/1999/TTLT, của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ kế hoạch đầu tư - Bộ tài chính - Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện quyết định số 874/TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

[40]. PGS, TS Trần Đình Huỳnh, TS. Dương Thị Hưởng, (Đồng chủ biên), Nhập môn hành chính nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

[41]. Văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ công chức - NXB Xây dựng - 1999.

[42]. Xây dựng nền công vụ (đề án cải cách hành chính, Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ 1996)

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 114 - 119)