XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 30 - 34)

1.Khái niệm xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính là một hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước bao gồm một

loạt hành vi cụ thể như: Phân tích đánh giá mức độ vi phạm, đối chiếu quy định của pháp

luật, căn cứ lựa chọn, chế tài áp dụng hình thức và mức phạt ...và cuối cùng ra quyết định xử phạt

Quyết định của hành chính có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm hành chính tức là chủ thể vi phạm phải chịu hậu quả bất lợi trước nhà nước.

Xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm sau:

a/ Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Do cơ quan có thẩm quyền, hoặc cán bộ có thẩm quyền tiến hành. b/ Cơ sở của xử phạt hành chính là vi phạm hành chính.

c/ Hoạt động xử phạt hành chính được tiến hành theo nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhưng kết quả được thể hiện bằng quyết định hành chính.

d/ Hoạt động xử phạt hành chính phải được tiến hành trong khuôn khổ và tuân theo pháp luật về tình tự thủ tục hành chính

Định nghĩa: Xử phạt hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể

mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng chế tài hành chính mang tính trừng phạt gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật

2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính a/ Các nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt

- UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương

- Cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoặc ngành quản lý

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện

b/ Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, đình chỉ ngay, việc xử lý phải tiến hành nhanh chóng, công minh, mọi hậu quả gây ra do vi phạm hành chính phải được khắc phục.

- Cá nhân tổ chức bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi sẻ bị xử phạt từng hành vi nếu phạt tiền thì phải cộng lại thành mức hình phạt chung

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người điều bị xử phạt.

- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính khi đang mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

c/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định và thi hành quyết

- Thời hiệu xử phạt hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

- Thời hạn hai năm đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính,

chứng khoán, sở hữu trí tuệ, an toàn và kiểm soát bức xạ, xây dựng, môi trương, nhà ở, đất đai, đê điều, suất bản, xuất khẩu, xuất nhập cảnh, buôn lậu và người buôn bán hàng giả * Nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng có thể xử dụng các biện pháp khác * Nếu hành vi đã bị khởi tố, truy tố mà có quyết định đình chỉ điều tra, hoặc đình chỉ

vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu có hành vi vi phạm hành chính thì Thời hiệu là ba tháng

kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

Nếu cá nhân tổ chức cố tình trốn tránh, hoặc có vi phạm mới thì không áp dụng thời hiệu nêu trên.

* Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. Niếu có nhiều tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

+ Thời hạn thi hành quyết định hành chính là 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định trừ trường hợp pháp luật quy định khác

3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt hành chính bao gồm các hình thức: Phạt chính; Phạt bổ sung. + Phạt chính: - Cảnh cáo, phạt tiền

+ Phạt bổ sung: - Tước quyền sữ dụng giấy phép, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm.

+ Trục xuất: Vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.

a/ Cảnh cáo: Điều 13

Được áp dụng đối với vi phạm hành chính nhỏ, do sơ suất vi phạm ban đầu, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây thiệt hai vật chất do không biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan hoặc do người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Cảnh cáo mang tính cưỡng chế nhà nước và được thực hiện bằng văn bản.

Cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính khác với vi phạm hình sự: Về phạm vi áp dụng, về thẩm quyền và phương pháp áp dụng và hậu quả pháp lý (vi phạm hành chính sau một năm nếu không tái phạm thì coi như chưa vi phạm)

b/ Phạt tiền: Điều 14.

hình thức cưỡng chế tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm, gây cho họ thiệt hại về tài sản.

Phạt tiền trong vi phạm hành chính khác phạt tiền trong vi phạm hình sự: - Trong xử phạt hành chính là hình phạt chính.

- Trong hình sự là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. - Trong xử phạt hành chính được áp dung phổ biến - Trong hình sự chỉ áp dụng tội phạm có tính vụ lợi

* Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định phat tiền như sau:

-Phạt tiềnđến tối đa 20.000.000 Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự an toán xã hội, quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi, lao động đo lường, chất lượng hành hoá, kế toán thống kê, tư pháp, bảo hiểm xã hội.

- Phạt tiền đến tối đa 30.000.000 Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, văn hoá- thông tin, du lịch, phòng chống tệ nạ xã hội, đất đai đê điều, phòng chống bảo lụt, y tế, giá, điện nước, bảo vệ kiểm dịch thực vật, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thú y, quản lý bảo vệ rừng, lâm sản, quốc phòng an ninh.

- Phạt tiền đến tối đa 70.000.000 Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Thương mại, hải quan, bảo vệ môi trươnggf, an toàn và kiểm soát bức xạ, an toàn giao thông đường sắt, xây dựng, biêu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, chứng khoán, ngân hành, chuyển giao công nghệ.

- Phạt tiền đến tối đa 100.000.000 Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: khoáng sản, sở hữu trí tuệ, hành hải, hành không dân dụng, thuế.

- Phạt tiền đến tối đa 500.000.000 Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đối vối hành vi vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm nhẹ mức hình phạt nhưng không giảm quá một nửa, có tình tiết tăng nặng thì tăng nặng không quá hai lần

c/ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Điều 16

Đây là hình thức xử phạt bổ sung

Là việc tước bỏ có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Hình thức không được áp dụng độc lập mà chỉ áp dung bổ sung

d- Tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính (điều 17)

Đây cũng là hình phạt bổ sung, đây là hình thức tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm sung vào công quỷ nhà nước, những vật, tiền, phương tiện, công cụ liên quan đến vi phạm hành chính.

Nếu tài sản của cá nhân, tổ chức là tài sản hợp pháp bị chiếm đoạt để làm công cụ phương tiện vi phạm hành chính thì không tịch thu.

e/ Trục xuất: Điều15

Là hình thức buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt nam rời khỏi lãnh thổ nước Việt nam.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w