.KHÁ NỆM VÀ ĐẶC ĐỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 57 - 67)

1. Những vấn đề lý luận về tổ chức bộ máy nhà nước a. Quan điểm về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Dưới góc độ pháp lý bộ máy hành chính nhà nước là một tổ chức nên nó cũng chứa đựng các yếu tố khoa học về tổ chức, nhằm đảm bảo những mục tiêu đã đặt ra từ trước. Nhưng khác với các tố chức khác Bộ máy hành chính nhà nước có những đặc trưng riêng biệt đó là một tổ chức công quyền. Về nguyên lý chung, bộ máy hành chính nhà nước mang tính công quyền có quyền lập qui, hoạch định chủ chương chính sách và tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội công dân.

Tuy thuộc vào nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước mà bộ máy hành chính của các quốc gia có thể được tổ chức khác nhau, tuy nhiên việc tổ chức bộ máy Hành chính nhà nước đều nhằm mục đích tạo ra một cơ cấu hợp lý ổn định, thống nhất từ trung ương đến cơ sở, thông thường bộ máy hành chính được tổ chức theo các tiêu chí sau:

* Tổ chức theo cấp bậc hành chính lãnh thổ:

Đây là cách thức tổ chức nhằm làm cho hệ thông hành chính thống nhất từ trung ương đến cơ sở, với cách thức tổ chức này bộ máy Hành chính nhà nước được chía thành bộ máy hành chính trung ương, bao gồm:

Thứ nhất, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý thống nhất hệ thông cơ quan Hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, bộ máy hành chính địa phương bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.

* Tổ chức theo chức năng.

Với cách thức tổ chức này bộ máy Hành chính nhà nước thường được chia làm thành những cơ quan quản lý theo ngành, quản lý theo lĩnh vực. Ỏ trung ương bao gồm các bộ, các cơ quan tương đương bộ, ở địa phương có các sở, phòng, ban.

b. Những nguyên tắc cơ bản của khoa học tổ chức bộ máy Hành chính nhà nước .

Mỗi quốc gia đều có những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy Hành chính nhà nước, nhằm đảm bảo xây dựng bộ máy hợp lý có hiệu lực hiệu quả trong hoạt động quản lý.

* Nguyên tắc nền hành chính phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp với thiết chế Chính phủ đứng đầu.

Tổ chức nền hành chính luôn phải phù hợp với chức năng quản lý của chính phủ, phải căn cứ và chức năng để xây dựng thể chế và lập ra bộ máy tương ứng, đây là nguyên tắc hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

* Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất:

Bộ máy hành chính phải được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất, ở các quốc gia khác nhau, hình thức cấu trúc, hình thức chỉnh thể của bộ máy nhà nước có thể khác nhau, đó có thể là nhà nước liên bang, hoặc nhà nước đơn nhất, cũng có thể là nhà nước tập quyền hoặc phân quyền, nhưng dù là hình thức nào cũng chỉ có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, thống nhất quản lý nền hành chính nhà nước.

*.Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp.

Nền hành chính của các quốc gia đều có đặc điểm chung là vừa phải tập trung quyền lực vừa phải phân cấp quản lý, tuy nhiên ở mỗi quốc gia sự phân cấp, phân quyền có thể khác nhau, do đó hình thành nên các mô hình khác nhau đó có thể là bộ máy tập quyền, phân quyền hoặc tản quyền Tuy nhiên dù tổ chức như thế nào chăng nữa thì bộ máy Hành chính nhà nước cũng phải có sự phân cấp hợp lý và phối hợp chặt chẻ thì hoạt động quản lý mới có hiệu quả.

*. Nguyên tắc phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý phù hợp.

Khi tổ chức và phân cấp hệ thống hành chính cần phải căn cứ vào phạm vi quản lý để phân quyền quản lý. Điều này rất quan trọng, vì nếu phân quyền hợp lý sẽ đảm bảo cho hoạt động quản lý tốt hơn.

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

Khi xây dựng nền hành chính phải lấy hiệu quả làm mục tiêu hành đầu, Bộ máy Hành chính nhà nước được xem là hoạt động có hiệu quả khi hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thể hiện ở chổ quyền lực nhà nước được thực thi trong thực tế, thể hiện ở chổ chi phí cho hoạt động tối thiểu và kết quả đạt được tối đa.

* Nguyên tắc công dân tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ.

Nền hành chính của các Nhà nước hiện đại, đều thực hiện nguyên tắc này, tuy nhiên tuy thuộc vào bản chất Nhà nước mà mức độ nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước quản lý xã hội có thể khác nhau, ở các nhà nướcXã hội chủ nghĩa thì nguyên tắc này được xem như nguyến tắc Hiến định, còn ở các nhà nước Tư sản thì quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội của công dân bị hạn chế hơn.

* Nguyên tắc phát huy tính tích cực của con người.

Con người là nhân tố quan trọng nhất trong tổ chức, quyết định hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của tổ chức. Trong bộ máy Hành chính nhà nước con người chính là đội ngũ công chức nhà nước, bộ máy hành chính chỉ có thể hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình khi phát huy được tính tích cực của đội ngũ công chức, sự tích cực thể hiện ở chổ các công chức nhà nước đem hết nhiệt tình để phụng sự công vụ, chấp hành đúng pháp luật, chủ động sáng tạo trong hoạt động...

Tóm lại: Cơ quan Hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cơ quan Hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan Hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước nên nó có các đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

2. Đặc điểm của bộ máy nhà nước. a. Những đặc điểm chung:

+ Cơ quan Hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia các quan hệ pháp

luật.

+ Cơ quan Hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước (ban hành các

văn bản Pháp luât., áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước).

+ Cơ quan Hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập

trung dân chủ.

b. Những đặc điểm riêng:

+ Cơ quan Hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực.

+ Cơ quan Hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở.

3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước. a. Căn cứ vào qui định của pháp luật: có 2 loại.

- Các cơ quan do Hiến pháp qui định về tổ chức và hoạt động. (Chính phủ, cơ quan Bộ, ngang Bộ, UBND các cấp, đây là những cơ quan quan trọng nhất trong bộ máy hành chính nhà nước).

- Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật qui định: (các cục, vụ, viện, cơ quan chuyên môn ở địa phương, Đây là những cơ quan ít quan trọng hơn trong bộ máy Hành chính nhà nước).

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động: Có hai loại. * Các cơ quan nhà nước ở trung ương:

+ Chính Phủ. + Bộ.

+ Cơ quan ngang Bộ. (Ngân hàng Nhà nước, TT NN, Văn phòng Chính phủ, UB dân tộc và miền núi).

+ Cơ quan thuộc chính phủ.

Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản do các cơ quan này ban hành có hiệu lực pháp lý trong cả nước.

* Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp (Tỉnh, Huyện, Xã).

+ Các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, Ban).

Các văn bản do các cơ quan nay ban hành chỉ có hiệu lực trên phạm vị địa phương.

c. Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền: có hai loại.

* Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ, UBND các cấp. + Được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp.

+ Quản lý trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

* Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn:

+ Bộ.

+ Cơ quan ngang Bộ + Cơ quan thuộc chính phủ.

+ Các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, Ban).

Đây là các cơ quan quản lý ngành hoặc quản lý chức năng, nó hoạt động trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định.

d. Căn cứ vào chế độ thủ trưởng: 2 loại.

* Chế độ lãnh đạo tấp thể: Bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung. + Ở loại cơ quan này mọi vấn đề quan trọng phải đưa ra bàn bạc thảo luận và quyết định theo đa số.

+ Do thường giải quyết những vấn đề quan trọng, liên quan nhiều lĩnh vực  cần trí

tuệ tập thể.

* Chế độ một thủ trưởng: Bao gồm các cơ quan chuyên môn: Do một người đứng đầu cơ quan, người này đại diện cho cơ quan, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ quan.

4.Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. a. Những vấn đề chung.

* Cơ quan hành chính ở Trung ương:

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình tổ chức bộ máy Hành chính nhà nước trung ương khác nhau, sự khác nhau nay thể hiện ở mối quan hệ phụ thuộc hay không phụ thuộc giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, giữa trách nhiệm của người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước và nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Tuy nhiên dù tổ chức như thế nào chăng nữa mỗi quốc gia đều phải lựa chọn cho mình một mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thích ứng với môi trường chính trị, kinh tế và xã hội.

Thông thường Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước thay mặt cho nhà nước trong các hoạt động đối nội, đối ngoại.

Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước có nhiều dạng khác nhau, quyền lực của nguyên thủ quốc gia do hiến pháp qui định. Trong bộ máy Hành chính nhà nước vị trí vai trò quyền hạn của nguyên thủ quốc gia cũng rất khác nhau. Ở các nước có chế độ Tổng thống, Tổng thống là do dân bầu và đứng đầu ngành hành pháp, như: Mỹ, Nga...Ở các nước theo chế độ Đại nghị Nguyên thủ quốc gia không phải là người đứng đầu ngành hành pháp, nhưng có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Thủ tướng Chính phủ.

Ỏ nước ta Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Thủ tướng Chính phủ.

* Chính phủ:

Chính phủ có trong bộ máy của tất cả các nhà nước, đây là cơ quan hành pháp, thực thi pháp luật. Hiện nay trên thế giới về cơ bản có hai loại mô hình tổ chức Chính phủ:

+Theo chế độ Tổng thống: Ở mô hình này Tổng thống có quyền chọn các bộ trưởng. + Theo chế độ Đại nghị: Tổng thống (hoặc nhà vua) giới thiệu cho Quốc hội để Quốc hội bầu Thủ tướng và Thủ tướng lập ra nội các.

Chính phủ là cơ quan đứng đầu quyền hành pháp, thực thi pháp luật của cơ quan lập pháp, hoạt động của Chính phủ là hoạt động hành chính, nhưng mang tính chính trị. Trong một nhà nước ý chí của Đảng cầm quyền chỉ có thể thực hiện thông qua hoạt động hành chính.

b. Tổ chức bộ máy hành chính trung ương của một số nước trên thế giới. * Tổ chức bộ máy hành chính trung ương của Hoa kỳ.

Theo hiến pháp Hoa kỳ tại đoạn 2 khoản 2 điều 2 qui định: Quyền hành pháp đựơc trao cho Tổng thống, Tổng thồng được cùng với Thượng nghị viện hình thành nên bộ máy hành pháp, thành lập các cơ quan liên bang, bổ nhiệm những người đứng đầu các bộ nha độc lập và các tổ chức Chính phủ và người có chức vụ cao nhất khác như: Đại sứ, công sứ các lãnh sự, chánh án tối cao pháp viện và tất cả các công chức mà sự bổ nhiệm không được hiến pháp qui định rỏ ràng thể thức.

Ở liên bang Hoa kỳ có 14 bộ, các bộ nhà nước và quốc phòng có chức năng quan sự, ngoại giao, chính trị, nên không thuộc hệ thống cơ quan hành chính, còn lại 12 bộ thuộc cơ quan hành chính.

Người đứng đầu các bộ và cấp phó của họ, những người lãnh đạo của những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của các bộ được bổ nhiệm bởi Tổng thống và sau đó phải được Thượng viện phê chuẩn, những người này có thể bị thải hồi bởi Tổng thống với bất kỳ khi nào.

Ngoài ra ở liên bang Hoa kỳ còn tồn tại khoảng 100 Nha độc lập, những Nha độc lập quan trọng nhất đước chia làm 3 nhóm: Chính trị, kinh tế, xã hội. Các Nha này là các cơ quan hành chính độc lập với các Bộ về mặt tổ chức, độc lập tương đối trong quan hệ với Tổng thống.

Trong hoạt động các Nha độc lập không phải báo cáo trước Tổng thống mà trước quốc hội, điều này nhằm tạo sự độc lập cho cá nhân trước Tổng thống. Nhưng mặt khác, Tổng thống và các cơ quan phụ thuộc nó nắm một loạt những phương pháp gián tiếp tác động đối với hoạt động của các Nha độc lập như: Các Nha phải gửi dự án về ngân sách cho Tổng thống, Bộ tư pháp có quyền kiểm tra các Nha về các công việc của họ ở trong Tòa án, các Nha phải gửi kiến nghị lập pháp và các nhận định về các dự thảo luật vào cục ngân sách - Hành chính trực thuộc Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm chủ tịch của Ban lãnh đạo tập thể của những Nha độc lập quan trọng nhất.

* Tổ chức hành chính trung ương ở vương quốc Anh.

Ở vương quốc Anh quyền hành pháp trực thuộc Nữ hoàng, bộ mày hành chính trung ương bao gồm: Nữ Hoàng, Thủ tướng, Nội các, Chính phủ, Hội đồng cơ mật, các Bộ, các Nha.

Thủ tướng làm nhiệm vụ cố vấn cho Nữ Hoàng, thông thường Thủ tưởng là thủ lĩnh đang chiếm đa số ghế trong nghị viện, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ lãnh đạo hoạt động của Nội các, các bộ và các Nha trung ương.

Thủ tướng giải quyết các vấn đề về cơ cấu của Nội các, số lượng, vị trí các Bộ, bổ nhiệm các bộ trưởng, các Nha trung ương và các nhà lãnh đạo chính khác của các Bộ và các Nha, những thẩm phán cao cấp các chỉ huy cao cấp của lực lượng vũ trang và những chức vụ khác.

Nội các là cơ quan thuộc Nữ Hòang, Nội các gồm có Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Bộ trưởng tài chính, các Bí thư nhà nước (các bộ trưởng) nội vụ, ngoại vu, quốc phòng, thương mại và công nghiệp những người có chức vụ quan trọng khác của nhà nước được Thủ tướng lựa chọn., Thủ tướng là người triệu tập nội các và chủ tọa phiên họp.

Chính phủ: Bao gồm có các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các Bộ trưởng không Bộ, các bí thư Nghị viện, những người giữ một số chức vụ truyền thống, theo qui định Chính phủ tối đa không quá 95 thành viên, Chính phủ chịu trách nhiệm về chính trị tập thể trước Nghị viện và sẽ phải từ chức cùng với người đứng đầu là Thủ tướng.

Hội đồng cơ mật: Trực thuộc nữ hoàng là cơ quan thông qua các quyết định, Hội đồng cơ mật gồm khoảng 300 người, đây là cơ quan lớn nhất, bao gồm các Bộ trưởng Nội các và một số Bộ trưởng khác, các thẩm phán của tòa phá án, các Tổng giám mục của nhà

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w