QUI CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH:

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 110 - 114)

QUỐC TỊCH:

A. Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch:

1. Người nước ngoài: là người cư trú ở một nước nhưng mang quốc tịch của nước khác.

- Gồm các nhà ngoại giao và ngoại kiều.

- Ở nước ta các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài được Nhà nước ta bảo hộ (điều 81- Hp 92).

- Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng khác theo pháp luật Việt nam.

2. Người không quốc tịch: là người không mang một quốc tịch nào cả do:

+ Mất quốc tịch.

+ Luật quốc tịch các nước khác nhau.

+ Do cha mẹ mất quốc tịch, không có quốc tịch, con không có quốc tịch.

+ Người không quốc tịch được hưởng được hưởng qui chế như người nước ngoài.

B. Qui chế pháp lý của người nước ngoài, người không quốc tịch:

- Là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác trước Nhà nước.

* Người nước ngoài sống ở nước ta có nhiều nhóm: - Những viên chức ngoại giao.

- Những người đến Việt nam học tập, lao động theo các hiệp định - Những người du lịch.

* Những nhóm người trên có qui chế pháp lý hành chính khác nhau.

* Qui chế páp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được xây dựng trên cơ sở các văn bản.

- Hiến pháp.

- Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt nam (21/2/1992)

- Quyết định 122/CP (25/4/1977) của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt nam.

* Đặc điểm của qui chế pháp lý hành chính của người nước ngoài là phải chịu sự tài phán của hai hệ hống pháp luật.

+ Pháp luật Việt nam.

+ Pháp luật người đó mang quốc tịch.

- Họ có thể bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến quốc tịch Việt nam.

+ Quyền bầu cử.

+ Quyền tự do cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt nam. + Nghĩa vụ quân sự.

* Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch. - Sau khi đăng ký thường trú, được cấp giấy chứng nhận tạm trú. - Phải tuân thủ pháp luật việt nam.

- Tôn trọng phong tục tập quán Việt nam.

- Không được làm hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt nam.

- Không được tuyên truyền gây hận thù dân tộc, phá hoại tình đoàn kết của dân tộc Việt nam và nhân dân của các nước khác.

+ Được Nhà nước Việt nam bảo hộ tính mạng tài sản và quyền lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt nam quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia.

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ tài sản, tính mạng, danh dự, nhân phẩm.

- Có quyền lao động trong phạm vi cho phép. * Ngoại trừ các ngành nghề:

- Ngư nghiệp: khai thác hải sản: cá, tôm, san hô, ngọc trai.... - Lâm sản: khai thác rừng, trồng rừng, săn bắn...

- Sữa chữa các loại máy thông tin: phát thanh, truyền thanh, phát hình, truyền hình... - Nghề lái xe, lái ca nô, lái các phương tiện chở khách, chở hàng hóa...

- Nghề in khắc, đúc chữ, đúc dấu.

- Nghề đánh máy chữ, in rô ni ô, phôtôcoppi.

* Được học ở các trường Việt nam từ mẫu giáo đến Đại học. Trừ một số trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp có liên quan đến an ninh quốc phòng.

- Được khám chưa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt nam theo qui định của pháp luật Việt nam.

- Có nghĩa vụ lao động công ích.

- Được hưởng phúc lợi xã hội theo pháp luật Việt nam. - Trợ cấp già yếu, tàn tật, không nơi nương tựa...

CHƯƠNG 6

NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w