QUI CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC:

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 98 - 102)

1. Khái niệm: Qui chế quản lý hành chính của viên chức nhà nước là tổng thể những qui định pháp luật về trình tự và điều kiện bổ sung đội ngũ công chức nhà nước, địa vị pháp lý của viên chức nhà nước. Những trình tự và điều kiện thực hiện công vụ, các hình thức khen thưởng và trách nhiệm kỷ luật.

2. Những nguyên tắc của chế độ công vụ:

a. Cán bộ công chức phụ vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động:

- Điều 8 HP 92: thuộc về nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặc chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

b. Cán bộ công chức có thể bị nhân dân trục tiếp hặc gián tiếp bãi miễnh nếu không đáp ứng nhu cầu nhà nước đề ra.

- Sẽ bị thay thế nếu không đủ năng lực.

- Nế vi phạm kỷ luật nhà nước, kỷ luật lao động. c. Mọi công dân có thể rở thành viên chức nhà nước: - Nếu công dân đáp ứng nhu cầu của từng chức vụ.

- Nhà nước không có hạn chế nào đối với chức vụ ngoài những hạn chế xuất phát từ lợi ích thực hiện tốt nhiệm vụ.

d. Không có đặc quyền đặc lợi dành riêng cho cán bộ công chức.

- Nhà nước chế độ ưu đãi đối với viên chức trong một số ngành nhất định xuất phát từ tính chất đặc điểm công việc. Vd: những ngành độc hại.

3. Quyền của cán bộ công chức: a. Quyền lợi:

* Điều 9 pháp lệnh cán bộ cộng chức qui định.

- Được nghỉ hàng năm theo ưu định của luật lao động.

- Được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

- Được hưởng chế độ thôi việc.

-Công chức nữ được hướng chế độ lao động nữ theo qui định. (đ 10,11,12, 13 Pháp lệnh cán bộ công chức).

- Được hưởng lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi.

- Tham gia hoạt động chính trị xã hội theo qui định của pháp luật. - Được học tập để nâng cao trình độ.

- Được nghiên cứu khoa học, sáng tạo. - Được khênh thưởng nếu có thành tích. - Có quyền tố cáo, khiếu nại.

b. Quyền hạn:

- Đây là thẩm quyền của cán bộ công chức nhà nuớc, nó gắng liền với chức vụ được giao là phương tiện đẻ thực hiện nhiệm vụ.

+ Viên chức không được từ chối thẩm quyền.

- Do quyền hạn của viên chức có nội dung phong phúnên nó được qui định ở nhiều văn bản khác nhau.

4. Nghĩa vụ của cán bộ công chức:

a. Nghĩa vụ trung thành với chính quyền nhân dân.

Điều 6 k1 pháp lệnh: “ Trung thành với nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ sự an toàn danh dự lợi ích quốc gia.”

b. Nghĩa vụ giữu gìn bí mật nhà nước:

- Đây là nghĩa vụ của mọi công dân, nhưng viên chức nhà nước có nghĩa vụ cao hơn vì họ được ủy nhiệm giữ gìn bí mật.

- Trong công vụ viên chức phải giữu gìn bí mật công vu. - Nếu tiết lộ bí mật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

c. Nghiã vụ thi hành mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên:

- Nghĩa vụ này xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ. + Mệnh lệnh cấp trên phải là mệnh lệnh hợp pháp.

+ Nếu thấy mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định và nếu không thi hành mệnh lệnh thì cũng không chịu trách nhiệm.

+ Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó (điều 8 PL)

5. Nhữnh việc cán bộ công chức không được làm:

- Không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công vụ gây bề phái mát đoàn kết, cục bộ, tự ý bỏ việc.

- Không được hách dịch, sách nhiêu gây khó khăn phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành doanh nnghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

- Không được làm tư vấn về những công việc liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, những việc khác có thể gây phươn hại đến lợi ích quốc gia.

6. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức:

a. Trách nhiệm hình sự: phát sinh khi viên chức thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

* Những tội phạm có tính đặc thù của viên chức Nhà nước: - Là những tội phạm gắn liền với chức vụ Nhà nước.

- Chủ thể phải là người có chức vụ theo qui định của luật hình sự. Vd: Tội thiếu trach nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ . - Tội giả mạo trong công tác.

- Tội đào nhiệm. - Tội nhận hối lộ.

* Yếu tố lợi dụng chức vụ là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. * Những tội phạm không có tính đặc thù:

- Là những tội không liên quan đến chức vụ Nhà nước.

- Nếu viên chức phạm tội thì bị truy tố như mội công dân khác.

b. Trách nhiệm dân sự.

- Phát sinh trông trường hợp hoạt động bất hợp pháp hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của viên chức Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân.

c. Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm đặt ra khi cá nhân, hoặc tổ chức có

hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Việc truy cưú trách nhiệm hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

d. Trách nhiệm kỹ luật: Là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra khi cán bộ công chức có hành vi vi phạm các nguyên tắc của chế độ công vụ.

Đây là loại trách nhiệm đặc thù của cán bộ công chức, chỉ áp dụng đối với CBCC khi họ tham gia công vụ.

Việc truy cứ trách nhiệm kỹ luật được tiến hành theo thủ tục hành chính và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

CHƯƠNG 4

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w