1. Khởi xướng sự việc:
Đây là giai đoạn bắt đầu của thủ tục hành chính, khởi xướng sự việc mang tính quyền lực nhà nước, chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể khởi xướng sự việc. Tuy nhiên việc sáng kiến khởi xướng sự việc có thể bắt đầu từ yêu cầu của các nhân tổ chức, hoặc cơ quan nhà nước khác. Không phải bất kỳ vụ việc nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng khởi xướng, khi khởi xướng phải có những cơ sở pháp lý nhất định. Trong trường hợp khởi xướng sự việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành những công việc cần thiết như: Vào sổ đăng ký, lập biên bản, triệu tập đương sự....
2. Xem xét ra quyết định giải quyết vụ việc.
Trong giai đoạn này cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hai bước:
Trước hết phải xem xét sự việc, để xem xét sự việc phải tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ, đánh giá phân tíc chứng cứ, tìm căn cứ pháp lý để giải quyết công việc.
Sau đó ra quyết định giải quyết sự việc, khi ra quyết định phải đảm bảo yêu cầu pháp lý, yêu cầu chính trị và trình tự thủ tục luật định.
3. Thi hành quyết định hành chính:
Đây là giai đoạn chủ thể của thủ tục hành chính thi hành quyết định. Ở giai đoạn này pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước về việc thi hành quyết định hành chính cũng như các biện pháp cưỡng chế nhà nước để đảm bảo việc thi hành quyết định hành chính có hiệu lực.
4. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính.
Khi quyết định hành chính có khiếu nại, kháng nghị, hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên thì cơ quan đã ban hành quyết định có nghĩa vụ xem xét và giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo.