CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 34 - 39)

Để phòng chống vi phạm pháp luật có hiệu quả ngoài các hình thức xử phạt hành chính, luật hành chính còn qui định một số biện pháp xử lý hành chính khác.

- Đây cũng là các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm hành chính

1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ( điều 23).

Đây là biện pháp xử lý hành chính do chủ tịch UBND xã phường quyết định bằng văn bản

Đối tượng áp dụng:

- Người đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý qui định tại bộ luật Hình sự.

- Người đủ 12 tuổi đến trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng.

- Người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định.

- Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam có hành vi vi phạm pháp luật theo khoản 2 điều 25

+ Thời hạn giáo dục tại xã phường là 6 thán kể từ ngày vi phạm hoặc vi phạm lần cuối.

2. Đưa vào trường giáo dưỡng (điều 24 pháp luật).

Đây là biện pháp xử lý hành chính do chủ tịch UBND quận, huyện quyết định bằng văn bản.

Đối tượng áp dụng: Người 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Người12 tuổi đến dưới16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, hoặc không có nơi cư trú ổn định.

- Người12 tuổi đến dưới18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắt vặt, lừa đảo nhỏ, đán bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, hoặc không có nơi cư trú ổn định.

- Thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm.

3. Đưa vào cơ sở giáo giục(điều 25).

Đây là biện pháp xử lý hành chính do chủ tịch UBND Tỉnh quyết định bằng văn bản.

- Đối tượng áp dụng: Người từ 18 tuổi đến 55 đối với nữ 60 đôi với nam. Có hành vi

vi phạm pháp luật như xâm phạm tài sản của cá nhân,tổ chức, vi phạm trật tự an toàn xã hôi có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Do chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định.

Thời hiệu áp dụng là 1 năm kể từ khi thực hiện hành vi lần cuối.

4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh ( điều 26t).

Đối tượng áp dụng người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Không đưa vào cơ sở giáo dục người bán dâm dưới 16 hoặc trên 55 tuổi. Chủ tịch UBND huyện ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Thời hạn từ đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý là từ 1năm đến 2 năm, đối với người bán dâm là từ 3 tháng đến 18 tháng.

Thời hiệu áp dụng là 6 tháng kể từ khi thực hiện hành vi lần cuối.

Đối tượng áp dụng, người đủ 18 tuổi trở lên, có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cưú trách nhiệm hình sự phải cư trú làm ăn ở một địa phương nhất định do chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quyết định

Thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm

VII.THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

- Theo quy định pháp luật xử hạt hành vi vi phạm hành chính (điều 2) chính phủ được phép quy định về hành vi vi phạm hành chính

Tuy nhiên trong thực tế có nhiều văn bản luật hoặc pháp lệnh cũng có quy định hành vi vi phạm hành chính, do đó bao gồm các cơ quan sau

- Quốc hội

- Ủy ban thường vụ quốc hội - Chính phủ

VIII.THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính các cơ quan có thẩm quyền xử phạt bao

gồm

-Ủy ban nhân các cấp

- Cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, thuế, quản lý thị trường, thanh tra nhà nước chuyên ngành

- Tòa án nhân dân

- Cơ quan thi hành án dân sự.

2. Cán bộ có thẩm quyền xử phạt.

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính

- Cán bộ chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng, cán bộ hải quan, cán bộ nhân viên quản lý, thuế, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên thi hành án dân sự.

* Các biện pháp xử lý hành chính * Các biện pháp ngăn ngừa hành chính

+ Bao gồm các biện pháp xử lý hành chính khác + Các biện pháp ngăn chặn, tạm giữ người

* Các biện pháp ngăn ngừa: Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp

dụng để đề phòng những vi phạm có thể xảy ra, hoặc hạn chế bớt những thiệt hại do thiên tai địch họa

Ví dụ: Trưng mua, trưng dụng tài sản, đóng biên giới quốc gia khi có dịch, kiểm tra y tế ....

Câu hỏi ôn tập chương1:

1- Phân tích khái niệm quản lý.

2- Phân biệt quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. 3- Chủ thể, khách thể của quản lý hành chính nhà nước.

4- Để nâng cao hiệu lực quản lý trong giai đoạn hiện nay cần phải làm gì?

Câu hỏi ôn tập chương 2:

1- Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính. 2- So sánh luật hành chính với luật nhà nước, hình sự, lao động.

3- Phân tích đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hành chính.

Câu hỏi ôn tập chương 3:

1- Qui phạm pháp luật hành chính là gì? Đặc điểm của qui phạm pháp luật hành chính?

2- Phân tích các hình thức thực hiện qui phạm pháp luật hành chính. 3- Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính. 4- Phân loại quan hệ pháp luật hành chính.

5- Phân tích các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính. 6- Khái niệm nguồn và các loại nguồn của luật hành chính

7- Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là gì? Pháp điển hóa khác tập hợp hóa như thế nào?

Câu hỏi ôn tập chương 4:

1. Phân tích các nguyên tắc chính trị xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. 2. Phân tích các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật trong quản lý hành chính nhà nước.

Câu hỏi ôn tập chương 5:

1-Trình bày các hình thức quản lý nhà nước? 2- Trình bày các phương pháp quản lý nhà nước?

1- Trách nhiệm hành chính là gì? Hãy nêu các đặc điểm của trách nhiệm hành chính? 2- Vi phạm hành chính là gì? Đặc điểm của vi phạm hành chính?

3- Nêu khái niệm và phân tích cấu thành vi phạm hành chính? 4- Phân tích khái niệm xử phạt hành chính?

5- Phân tích các hình thức xử phạt hành chính.

6- Phân tích các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính. 5- Phân tích các biện pháp xử lý hành chính khác hành chính. 8- Khái niệm và các loại thời hiệu xử Phạt hành chính . 9- Khái niệm và thời hạn ra quyết định xử Phạt hành chính. 10-Thẩm quyền xử Phạt hành chính.

BÀI TẬP HÀNH CHÍNH 1

Bài1: A 20 tuổi vào ngày 19- 10- 2002 thực hiện hành vi lái xe mô tô 100cc không có bằng lái, do không làm chủ được tốc đô nên đã gây tai nạn cho B Hậu quả là B bị hỏng một chiếc xe đạp trị giá 500.000 đồng và chi phí cho việc điều trị tại bệnh viện hết 1000.000 đồng

Hành vi của A đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm vào ngày 20-10- 2002 và ra quyết định xử phạt hành chính với nội dung:

- Phạt tiền 200.000 đồng - Tịch thu xe mô tô

- Buộc bồi thiệt hại 1500.000 đồng

Hỏi: Việc xử phạt của cơ quan công an đúng hay sai? Tại sao?

Bài2: B có hành vi lấn chiếm đất công để xây dựng nhà, ngày 15/4/2003, bị UBND

Huyện X ra quyết định xử phạt 500.000đ và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng. B không đồng ý với quyết định trên nên ngày 20/4/2003 đã có đơn khiếu nại gửi UBND huyện X, nhưng UBND huyện X không giải quyết đơn khiếu nại của B, ngày 22/4/2003 do B không tự nguyện thi hành quyết định, UBND huyện X đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà của B.

Hỏi: Việc giải quyết của UBND huyện X đúng hay sai? Tại sao?

Bài3:Ngày 20/10/2002, A 17 tuổi trong tình trạng dùng bia quá nồng độ (theo qui định của pháp luật khi tham gia giao thông), đã rủ B 16 tuổi đua xe máy. Trong quá trình đua do không làm chủ được tốc độ A đã đâm vào chị C đi xe đạp ngựơc chiều. Hậu quả chị C hỏng một chiếc xe đạp trị giá 200.000đ và phải chi phí điều trị tại bệnh viện hết 900.000. Sau khi vụ việc xãy ra cơ quan công an đã kịp thời có mặt lập biên bản vi phạm. Hỏi:

1. Hành vi vi phạm hành chính của A và B phải bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào? (Nêu rỏ hình thức, mức phạt và các biện pháp kèm theo nếu có).

2. Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi trên là bao nhiêu?

3. Có những quan hệ nào phát sinh từ vụ việc trên? Trong những quan hệ đó quan hệ nào không phải là quan hệ pháp luật hành chính? Tại sao?

Bài 4.Ngày 20/3/2003, Nguyễn văn X là lái xe của công ty vận tải K trên đường trở hàng từ huế vào Đà nẵng do chạy quá tốc độ nên đã va vào đuôi xe máy do anh Lê văn H điều khiển chạy cùng chiều, thấy anh H ngã xuống đường x không dừng lại mà lái xe bổ trốn. Cơ quan công an đã có mặt kịp thời lập biên bản nhưng không xác định được đối tượng vi phạm. anh H được đưa vào bệnh viện cứu chữa kịp thời, chi phí cho việc điều trị hết 1.500.000đ. Ngày 23/3/2003 chị M người đã chứng kiến vụ tai nạn đã đến báo cho cơ quan công an biết số xe gây tai nạn. Ngày 25/3/2003 cơ quan công an đã triệu tập X đến để xử lý về hành vi vi phạm hành chính trên.

Hỏi:

1. Hành vi của X phải bị xử lý như thế nào theo qui định của luật hành chính?

2.Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trên là bao nhiêu ngày? Được tính từ ngày nào?

3. Có những quan hệ pháp luật hành chính nào phát sinh từ vụ việc trên?

PHẦN THỨ HAICHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w