TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC:

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 82 - 94)

1. Các phương thức tuyển dụng.

Tuyển dụng công chức là một hoạt động của nhà nước dựa trên cơ sở những qui định của pháp luật, các cơ quan nhà nước có nhu cầu tiến hành lựa chọn những người thích hợp để tuyển vào cơ quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Trong lịch sử phát triển của nước ta cũng như trên thế giới có nhiều phương thức tuyển dụng khác nhau, mỗi phương thức tuyển dụng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

a. Phương thức tuyển dụng thẳng:

Đây là phương thức tuyển dụng không thông qua thi tuyển, các công sở nhà nước sau khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho các ngạch công chức với số lượng cụ thể và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được duyệt cơ quan tuyển chọn công chức vào làm việc. Ở nước ta cho đến trước khi có pháp lệnh cán bộ công chức (1998) thì đây là phương thức tuyển dụng chủ yếu. Tuy nhiên phương thức tuyển dụng này có rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất: Việc tuyển dụng thường căn cứ vào hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ, nhưng

nhiều trường hợp hồ sơ không phản ánh đúng năng lực, trình độ của người được tuyển.

Thứ hai: Việc tuyển dụng thẳng thường thông qua hội đồng xét tuyển, chính vì vậy

hạn, lợi dụng sự quen biết, để đưa con em không đủ tiêu chuẩn vào làm việc trong cơ quan nhà nước.

Thứ ba: Việc xét tuyển không không thể thực hiện được nguyên tắc tuyển dụng theo

tài năng.

Từ những sự hạn chế đó dẫn đến công tác tuyển dụng công chức ở nước ta trước khi có pháp lệnh CBCC (1998) có nhiều hạn chế; người được tuyển dụng không đáp ứng nhu cầu công việc hoặc tuyển dụng trái ngành, trái nghề sau đó phải đào tạo lại theo yêu cầu công việc, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực quản lý nhà nước.

b.Phương thức thi tuyển:

Đây là phương thức phổ biến nhất mà nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay áp dụng. Phương thức này vừa bảo đảm công vụ vừa mang tính khách quan, bảo đảm công bằng trong tuyển dụng công chức. Ở nước ta việc thi tuyển công chức bắt đầu thực hiện từ năm 1993, nhưng mãi đến năm 1995 mới có văn bản qui định về vấn đề này (nghị định 25/CP ngày 25/3/95 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 34/TCCP-BCTL Ngày 20/1/1996). Tuy

nhiên việc thi tuyểnở giai đoạn này chưa phổ biến, mới chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực

như giáo dục, ngân hàng, bưu điện...Nội dung chương trình thi tuyển cũng chưa được thống nhất. Phải đến khi pháp lệnh CBCC năm 1998 ra đời và được chính phủ cụ thể hóa bằng nghi định 95/CP ngày 17/11/1998. Thi việc thi tuyển mới trở thành một qui định có tính bắt buộc trong việc tuyển dụng công chức. Tại điều 23 pháp lệnh CBCC qui định “Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ và thông qua thi tuyển theo qui định của pháp luật”. Tuy nhiên, ở nước ta việc thi tuyển chỉ áp dụng cho những ngạch thấp (từ chuyên viên trở xuống), chứ không thi tuyển đầu vào ở các ngạch cao. Nhưng trên thế giới có nhiều quốc gia không hạn chế ngạch tuyển dụng như ở Nhật Bản: “người dự thi tự lựa chọn thi vào một trong hai ngạch của bộ - Ngạch thứ nhất là ngạch dành riêng cho cán bộ lãnh đạo (Phó phòng, trưởng phòng, vụ phó, vụ trưởng...). Ngạch thứ hai giành riêng cho công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu”. Như vậy một sinh viên mới ra trường nếu có năng lực có khẳng năng thì có thể giữ ngày những chức vụ cao ở các Bộ.

Để việc thi tuyển đảm bảo tính khách quan công bằng, tạo điều kiện cho mọi công dân đều có cơ hội ra nhập công vụ, cần phải xây dựng một qui trình thi tuyển chặt chẻ.

c.Phương thức phân bổ hoặc giới thiệu:

Phương thức này được thực hiện khi các công sở nhà nước có nhu cầu tuyển dụng công chức vào làm việc ở những ngạch cao, nhưng bản thân công sở đó không thể tìm được người thích hợp, do đó phải thông qua sự phân bổ hoặc giới thiệu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Ban tổ chức -Cán bộ Chính phủ, Ban tổ chức chính quyền của Tỉnh hoặc các tổ chức Đảng, Đoàn thể.

d.Phương thức đào tạo tiền công vụ:

Phương thức này thường áp dụng nhằm để bổ sung nguồn công chức

thường xuyên cho các cơ quan nhà nước, các địa phương. Phương thức này được thực hịên bằng cách các cơ quan nhà nước các địa phương có nhu cầu tuyển dụng công chức sau đó cho đi đào tạo ở các trường chuyên môn hoặc các trường hành chính để trang bị những kiến thức cần thiết của một ngạch công vụ. Đây cũng là một hình thức tuyển dụng, nhưng tuyển dụng để đưa đi đào tạo, học xong mới phân bổ vào ngạch tương ứng. Nhưng khi một người được tiếp nhận để đưa đi đào tạo thì xem như được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước.

2. Chế độ tuyển dụng công chức ở nước ta. a. Nguyên tắc dân chủ và công bằng

Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” việc tham gia công vụ là quyền lợi của mọi công dân trong xã hội. Điều đó đã định rõ trong Hiến pháp 1992 và pháp lệnh cán bộ công chức. Công vụ là công việc chung, không chỉ dành riêng cho một số người, một số tầng lớp hoặc một giai cấp nhất định mà phải là sự nghiệp của toàn dân. Do đó, cần tạo điều kiện để mọi người có nhu cầu và đủ điều kiện đều có cơ may ngang nhau, đều được tự do gia nhập vào công vụ. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước tiên phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công bằng khi tuyển dụng công chức vào bộ máy.

Các công sở hoặc các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyển dụng căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng đã được xét duyệt, công bố công khai những yêu cầu, tiêu chuẩn, thời gian xét chọn và những điều kiện ràng buộc để bất cứ ai có nhu cầu và hội đủ các điều kiện có thể ứng tuyển.

Khi xét chọn, phải thành lập hội đồng công khai và bảo đảm tính khách quan trong tuyển lựa công chức. Đồng thời, phải chống tình trạng tùy tiện, lạm dụng chức quyền để đưa con cháu, người thân vào làm việc mà không tính đến tiêu chuẩn, hoặc dùng tiền bạc hối lộ những người có trách nhiệm để biến việc tuyển dụng thành quan hệ mua bán.

b. Nguyên tắc lựa chọn tài năng qua thi tuyển.

Để có những công chức có đầy đủ năng lực có thể đảm bảo thực thi tốt công vụ và do mỗi ngạch công chức có những yêu cầu nhất định về chuyên môn, nên việc tuyển dụng công chức phải tiến hành qua thi tuyển.

Việc thi tuyển có tổ chức theo định kỳ hàng năm để các công chức ở các

ngạch thấp có đủ điều kiện có thể thi lên ngạch cao hơn, cũng có thể tổ chức từng lần đối với việc tuyển dụng người mới vào bộ máy nhà nước.

* Phù hợp với phương thức tuyển dụng có ba loại thi tuyển:

Thi tuyển để chọn người vào làm việc trực tiếp đối với những công việc chuyên môn nghiệp vụ như kế toán, thư ký, kỹ thuật, giáo viên, bác sĩ v.v...Thí sinh phải có nhũng điều kiện quy định về văn bằng, sức khỏe, tuổi tác v.v...Trước khi ứng tuyển.

Những người đạt kết quả qua kỳ thi tuyển dụng vào công vụ và trở thành công chức. * Thi tuyển được thực hiện trong các trường hợp:

+ Thứ nhất, khi thi tuyển các công chức ngạch thấp và công chức chuyên môn: Các công sở có nhu cầu có nhu cầu tuyển dụng các công chức chuyên môn như văn thư, kế toán, kỹ thuật hoặc các công chức phục vụ, lao động...Theo chỉ tiêu đã được duyệt, có thể tổ chức các kỳ thi để trực tiếp tuyển chọn.

+ Thứ hai, thi để tuyển dụng công chức ngạch cao: Kỳ thi này thường do các cơ

quan chuyên trách về quản lý công chức thực hiện.Thí sinh là những công chức ở ngạch thấp hội đủ các điều kiện cần thiết xin thi lên ngạch cao hơn, hoặc những người có năng lực, chưa gia nhập công vụ hay đã gia nhập công vụ nhưng chưa có vị trí xứng đáng muốn thi vào ngạch cao phù hợp với trình độ của mình.

+Thứ ba, thi để lấy chứng chỉ từng phần: Do các ngạch công chức đòi hỏi trình độ nhất định để thực hiện qua văn bằng, chứng chỉ, nhưng trên thực tế có những công chức không thể một lúc đạt được những chứng chỉ cần thiết. Công chức có thể học dưới nhiều hình thức như tại chức, hàm thụ, tập trung từng đợt ngắn hạn để lấy các chứng chỉ. Khi có đủ các chứng chỉ cần thiết cho một văn bằng, công chức có thể được chuyển ngạch.

c.Nguyên tắc ưu tiên:

Bên cạnh nguyên tắc dân chủ công bằng, việc tuyển dụng công chức ở nhà nước ta còn được thực hiện dựa trên nguyên tắc ưu tiên, thực chất ưu tiên trong thi tuyển cũng là để đảm bảo sự công bằng, những người được ưu tiên là những gia đình chính sách, người có công cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, hoặc một số đối tượng đặc biệt khác. Cụ thể, theo qui định tại thông tư số 04/1999/TC-TCCH Ngày 20/3/1999 của Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ thì những đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên trong thi tuyển :

* Người dân tộc thiểu số, người tôt nghiệp ở các trường đào tạo chuyên môn đạt loại giỏi hoặc những người là thương binh được cộng thêm 1 điểm vào kết quả thi.

* Người tình nguyện phục vụ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, con liệt sĩ được cộng thêm 2 điểm vào kết quả thi.

* Những người là anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang được cộng thêm 3 điểm vào kết quả thi.

d.Nguyên tắc phục vụ vô điều kiện.

Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước là công bộc của nhân dân, được Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để hoạt động, do đó, họ phải có bổn phận toàn tâm, toàn ý phụ vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước. Công chức phải chịu sự điều động của Nhà nước, phải hết lòng vì công vụ, phải chịu sự điều chỉnh của luật hoặc qui chế về công chức. Ở nhiều nước, người ta còn cấm công chức không được đình công, biểu tình và tham gia hoạt động chính trị, vì công chức mà hoạt động như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thực thi công vụ, làm ách tắc những hoạt động của Nhà nước phục vụ cho sinh hoạt thường xuyên của nhân dân.

4. Những điều kiện tuyển dụng.

Tuyển dụng là khâu rất quan trọng đê hình thành đội ngũ công chức cho nên khi tuyển dụng phải căn cứ vào những điều kiện nhất định:

a.Điều kiện về quốc tịch.

Người muốn gia nhập côngvụ phải là công dân Việt Nam. Điều này xuất phát từ tính chất của nền công vụ của nhà nước ta đó là nền công vụ thực thi nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, công chức chịu sự ràng buộc về chính trị, để phục vụ cho hoạt động chính trị, có trách nhiệm với sự nghiệp của quốc gia nên họ phải là người Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. Điều kiện này vừa thể hiện tính chính trị, tính bổn phận, vừa xuất phát từ tình cảm dân tộc, trách nhiệm đối với đất nước. Không riêng chúng ta, mà nhiều nước trong qui chế của mình cũng đều nói rõ vấn đề quốc tịch.

Thông thường thì người ta qui định là muốn gia nhập công vụ, trở thành công chức phải mang quốc tịch nước đó tối thiểu từ mấy năm trở lên. Sở dĩ như vậy là vì trong thời đại ngày nay, việc di chuyển dân giữa các nước đã trở thành bình thường, việc thay đổi quốc tịch để công dân của một nước này thành công dân một nước khác không phải là vấn đề khó

khăn phức tạp nữa. Tuy nhiên, có những công việc cần sử dụng người nước ngoài, thi dụ như các bác sĩ, giáo viên ở các bệnh viện trường học, những người lái xe, phục vụ cơ quan sứ quán tại nước ngoài. Trong trường hợp đó, Nhà nước sử dung phương pháp hợp đồng, tạm tuyển và bản thân họ cũng chịu sự ràng buộc của qui chế công chức.

b. Điều kiện về tuổi tác.

Theo qui định hiện hành tuổi gia nhập công vụ được qui định là từ 18 tuổi trở lên đến 40 đối với nam, từ 18 tuổi trở lên đến 35 đối với nữ. Đối với với một số đối tượng như: Những người đã làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, trong lực lượng vũ trang, là cán bộ xã phường có thể kéo dài độ tuổi nhưng cũng không quá 45 đối với nam và 40 đối với nữ. Ở những lĩnh vực lao động khác có thể tuyển những người ít tuổi hơn, nhưng với công chức thì dứt khoát phải đủ tư cách công dân mới xem xét tuyển dụng. Điều này phản ánh sự ràng buộc về pháp lý đối với công chức, nếu một người dưới 18 tuổi, tức là chưa đủ tư cách công dân thì không thể chịu trách nhiệm pháp lý trước công vụ.

c.Điều kiện về hạnh kiểm.

Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong tuyển dụng công chức. Theo quan điểm của Đảng, nhà nước, của Bác Hồ thì công chức là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”, phải hết lòng vì bổn phận, vì sự nghiệp phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, là những “công bộc” của nhân dân, cho nên họ phải là những người có hạnh kiểm tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ.

Điều kiện để tuyển dụng một người vào làm việc trong bộ máy nhà nước, trước tiên họ phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch phản ánh mối quan hệ gia đình, xã hội đầy đủ. Chúng ta chống lại quan niệm cũ kỹ, duy ý chí về “thành phần chủ nghĩa”, nhưng như thế không có nghĩa là không xem xét đến hạnh kiểm của con người cụ thể biểu hiện trong quan hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân.

d.Điều kiện về sức khỏe.

Để đảm bảo thực thi tốt công vụ, người được tuyển dụng vào công chức phải có sức khỏe, do đó sức khỏe được xem là một điều kiện để tuyển dụng công chức. Hiện nay ở nước ta việc đánh giá về sức khỏe được dựa vào các tiêu chuẩn y tế, người dự thi phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền. Ngoài những tiêu chuẩn chung, khi tuyển dụng mỗi ngành nghề lĩnh vực có thể có những tiêu chuẩn riêng. Có lĩnh vực có yêu cầu về chiều cao, về ngoại hình, có lĩnh vực phải xem xét về thể chất...

Tuy nhiên, vấn đề xác nhận sức khõe của người dự thi ở nước ta hiện nay qui định chưa được chặt chẻ, hầu như tất cả các cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đều có thẩm quyền xác nhận về sức khỏe. Việc này dẫn đến việc khám sức khõe mang tính hình thức, người khám khám chỉ cần đóng một khoản lệ phí là có thể được cấp ngay một giấy chứng nhận“ Đủ sức khõe để công tác“.

e.Điều kiện về chứng chỉ văn bằng.

Văn bằng, chứng chỉ là thước đo trình độ chuyên môn của người công chức, tuy theo ngạch bậc dự tuyển mà người dự tuyển phải có văn bằng chứng chỉ tương ứng, ví dụ: Để dự tuyển vào ngạch chuyên viên - Người dự tuyển phải có trình độ đại học.

Điều kiên văn bằng chứng chỉ, nhằm đảm bảo người ra nhập công vụ có thể đảm đương được trọnh trách, tránh tình trạng tuyển người không đúng chức trách. Về mặt lý luận tổ chức thì khi tuyển dụng và bố trí nhân sự trong cơ quan nhà nước phải căn cứ vào trình độ

của người được tuyển dụng. nếu tuyển dụng vào ngạch cao hơn trình độ của người công

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 82 - 94)