PHÂN LOẠI CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 94 - 98)

Hiện nay cũng có nhiều cách phân loai khác nhau,

1. Theo GS. Đoàn Trọng Truyền có thể phân công chức ra làm 4 loại như sau:

- Công chức lãnh đạo: Là những người giữ cương vị chỉ huy, tổ chức và điều hành công việc, họ có quyền ban hành các quyết định pháp luật, hoạt động của họ làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật.

- Công chức chuyên gia: Là những nguời có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu đề xuất các phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp, họ là người làm công tác chuyên môn giúp công chức lãnh đạo ban hành các quyết định quản lý.

- Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước: loại công chức này không có quyền ra quyết định quản lý, họ là người thừa hành công vụ, trực tiếp thực thi công việc, họ được trao những thẩm quyền nhất định khi thực thi công vụ.

- Các nhân viên hành chính: Là những người thừa hành nhiệm vụ do công chức lãnh đạo giao phó, công việc của họ mang tính chất phục vụ (văn thư, đánh máy...).

* Việc phân loại của GS Đoàn Trọng Truyền đã làm rỏ được tính chất công việc của

từng loại công chức, điều này rất cần thiết, vì nó là cơ sở để xác định yêu cầu đối với công chức được tuyển dụng.

Ngoài ra ở nước ta hiện nay còn có cách phân loại theo qui định của pháp luật, cụ thể có hai cách phân loại:

2. Phân loại theo trình độ đào tạo: (Khoản1 Điều 3 NĐ 95/CP).

Theo tiêu chí này công chức được phân thành các loại sau: + Công chức loại A:

Là những người có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên những người này có trình độ chuyên môn cao, giữ cương vị lãnh đạo, chuyên gia, có khả năng nghiên cứu phân tích và đưa ra các quan điểm chiến lược, các kế hoạch dài hạn. Công chức loại A bao gồm những người giữ chức vụ từ chủ tịch huyện, quận, tỉnh, thành phố, hoặc thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng ở các bộ...

+ Công chức loại B:

Là công chức có trình độ đạo tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẵng trình độ chuyên môn của loại này thấp hơn công chức hạng A do đó họ thường giữ các chức vụ như: phó chủ tịch UBND quận, huyện, phó giám đốc sở.

+ Công chức loại C

Là những ngươi được đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp loại công chức này thừa hành công việc theo sự chỉ đạo của các công chức lãnh đạo

+ Công chức loại D

Là những người có trình độ đào tạo chuyên môn dưới sơ cấp loại công chức này là những người phục vụ công việc của họ không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

* Việc phân loại công chức theo trình đô có ưu điểm là xác định công chức tương ứng với ngạch bậc cần bố trí, điều này nhằm đảm bảo công chức có thể đảm đương được nhiệm vụ tương ướng với trình độ được đào tạo.

3. Phân loại theo vị trí công tác: (Khoản 2 Điều 3-NĐ 95/CP).

+ Công chức lãnh đạo (chỉ huy và điều hành); + Công chức chuyên môn nghiệp vụ.

* Việc phân loại công chức theo vị trí công tác (Theo chức vụ) có ưu điểm là trước hết phải xác định các tiêu chuẩn theo yêu cầu vào chức vụ tương ứng.

Tuy nhiên, việc phân loại này có một số điểm bất hợp lý, phân loại theo vị trí công tác chỉ chia ra hai loại công chức (Công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ) như trên là không đầy đủ. Bởi vì trong thực tế hiện nay có những công chức không phải là

công chức lãnh đạo, cũng không phải là công chức chuyên môn nghiệp vụ như: bảo vệ, lái xe, nhân viên phục vụ...

4. Phân loại theo ngạch công chức: (theo Quyết định 414/QĐ-TTg, ngày 25/9/1993).

Công chức hành chính nhà nước gồm có 11 ngạch: 1. Chuyên viên cao cấp.

2. Chuyên viên chính. 3. Chuyên viên chính. 4. Cán sự.

5. Nhân viên kỹ thuật. 6. Nhân viên văn thư. 7. Nhân viên phục vụ. 8. Kỹ thuật viên đánh máy. 9. Nhân viên đánh máy. 10. Lái xe cơ quan. 11. Nhân viên bảo vệ.

* Việc phân loại này dựa trình độ chuyên môn, kiến thức của người công chức, dựa vào trình độ đào tạo. Ưu điểm của nó là xác định được trình độ của công chức ở từng ngạch, điều này thuận lợi cho việc tuyển dụng và sắp xếp công chức sau khi tuyển dụng. Nhưng cách phân loại này cũng có nhược điểm, đó là không phân định được giữa công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn và công chức thừa hành. Nếu họ có trình độ như nhau thì đều xếp vào một ngạch và hưởng lương như nhau. Mặt khác, việc phân loại này chia công chức thành quá nhiều loại, trong khi đó sự khác biệt về trình độ của họ không là bao nhiêu như giữa kỹ thuật viên đánh máy và nhân viên đánh máy; hoặc có trường hợp người ở ngạch thấp lại có trình độ đào tạo cao hơn người ở ngạch cao, chẳng hạn người có học vị Tiến sĩ nếu mới tham gia công vụ một vài năm thì chỉ có thể xếp vào ngạch chuyên viên, nhưng một người tốt nghiệp cử nhân nếu có thời gian công tác 10 năm có thể xếp vào ngạch chuyên viên chính.

5. Căn cứ vào tính chất công việc: chia hai loại.

* Công chức Nhà nước: là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một

chức vụ thường xuyên trong một công sở Nhà nước ở Trung ương hay ở địa phương, ở trong nước hay ở nước ngoài, được xếp vào gạch do ngân sách nhà nước cấp.

+ Như vậy công chức Nhà nước:

- Là công dân được tuyển dụng, bổ nhiệm. - Công việc mang tính chất thòng xuyên lâu dài.

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

* Những loại người sau là công chức Nhà nước.

- Những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước trung ương, tỉnh, huyện. - Những người đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài.

- Những người làm việc ở bệnh viện, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, báo chí, phát thanh truyền hình của Nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. - Nhân viên dân sự trong cơ quan bộ quốc phòng.

- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm giữ chức vụ thường xuyên ở văn phòng quốc hội, UBTVQH, HĐND các cấp.

* Những người không phải là công chức:

- Đại biểu Quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân.

- Những người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước được Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc cử theo nhiệm kỳ.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan đang tại ngũ trong quân đội, bộ đội biên phòng.

- Những người làm việc theo tuyển hợp đồng và những người đang tập sự chưa được sắp xép vào ngạch.

- Những người àm việc trong sản xuất, kinh doanh của Nhà nước. - Những người làm việc trong cơ quan đảng, toàn thể nhân dân.

6. Căn cứ vào đặc điếm pháp lý của công việc: có hai loại. * Công chức giúp việc:

- Không làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp lý. - Làm công việc đơn giản đánh máy, thống kê, tư liệu...

* Công chức quản lý:

- Làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật. Giữ những chực nhất định.

7. Căn cứ vào sự phân công lao động và đặc tính lao động: 3 loại. * Công chức lãnh đạo:

- Là những người giữ những chức vụ.

* Công chức chuyên môn: gồm những người làm nhiệm vụ chuẩn bị các phương án, quyết định, chuẩn bị thông tin giúp viên chức lãnh đạo về mặt chuyên môn.

* Công chức thừa hành kỷ thuật: là những người làm công việc cụ thể giúp lãnh đạo ra quyết định và thực hiện quyết định.

Như vậy, việc phân loại công chức ở nước ta hiện nay căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, nhưng đều dựa vào những nguyên tắc chung đó là:

+ Căn cứ vào nghề nghiệp của người đó.

+ Căn cứ vào thời gian làm làm việc dài hoặc theo nhiệm kỳ có thời hạn. + Căn cứ văn bản pháp luật điều chỉnh.

* Tuy nhiên dù là cách phân loại nào đi chăng nữa cũng nhằm mục đích là xác định

tiêu chuẩn của từng loại công chức để nhằm thực hiện một cách hợp lý công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Qua việc nghiên cứu cách phần loại công chức của một số quốc gia trên thế giới, cũng như cách phân loại của một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam, theo chúng tôi việc phân loại công chức ở nước ta nên căn cứ vào những tiêu chí sau:

+ Căn cứ vào tính chất công việc. + Căn cứ vào trình độ đào tạo.

Nếu căn cứ vào tính chất công việc thì áp dụng cách phân loại của GS Đoàn Trọng Truyền là hợp lý.

Nếu căn cứ vào trình độ đào tạothì phân loại theo NĐ 95/CP của Chính Phủ là hợp

lý.

Việc phân ngạch công chức, không nên chia thành nhiều ngạch như hiện nay, các ngạch từ nhân viên kỹ thuật (ngạch 5) đến nhân viên bảo vệ (ngạch 1) nên đưa vào một ngạch, vì họ đều là người có trình độ dưới trung cấp.

Một phần của tài liệu LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 94 - 98)