Tiến trình dạ y Học:

Một phần của tài liệu GA van trong bo ( hot) (Trang 67 - 70)

IV. Tổng kết, dặn dò.

B: Tiến trình dạ y Học:

Bớc 1: ổn định, kiểm tra:

11A: 11B: 11C:

- GV sau khi ổn định lớp, tiến hành kiểm tra bằng một trong ba hình thức sau:

Hình thức thứ nhất: Kiểm tra việc ôn tập ở nhà của HS, thu một số bảng ôn tập để chấm điểm.

Hình thức thứ ba: Kiểm tra nhanh bằng phiếu trả lời trắc nhiệm trong 10 phút với 10 câu trắc nghiệm dạng lựa chọn.

Bớc 2: Xác định nội dung ôn tập:

- GV trên cơ sở hớng dẫn HS ôn tập ở nhà và phần chuẩn bị của HS, tổ chức ôn tập trên lớp theo hình thức thảo luận, nhắc lại những nội dung kiến thức Tiếng Việt đã học trong chơng trình Ngữ văn 11.

- HS tổng hợp những nội dung kiến thức đã học, trả lời nhanh những câu hỏi mà GV nêu ra.

Những nội dung cần ôn tập:

Nội dung ôn tập là toàn bộ kiến thức tiếng Việt trong chơng trình Ngữ văn 11, tập trung vào những trọng tâm sau đây:

1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. 2. Ngữ cảnh.

3. Nghĩa của câu.

4. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt. 5. Phong cách ngôn ngữ báo chí. 6. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Bớc 3: Ôn tập.

- GV bám sát hệ thống câu hỏi, bài tập trong SGK để tổ chức cho HS tự ôn tập trên lớp theo hình thức thảo luận nhóm.

- HS thảo luận dới sự tổ chức, hớng dẫn của GV.

Gợi ý hình thức, nội dung ôn tập cụ thể cho từng câu hỏi, bài tập.

1. Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lời nói là sản phẩm của cá nhân.

+ Nội dung: Xem lại bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ văn 11 - Tập một).

+ Hình thức: Một HS nhớ lại kiến thức và trình bày. Cả lớp lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

2. Phân tích quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tợng bà Tú trong bài thơ Thơng vợ của Tú Xơng.

+ Nội dung: áp dụng kiến thức bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ văn 11 - tập một) vào việc phân tích một văn bản cụ thể (Bài thơ Thơng vợ của Tú Xơng):

- Ngôn ngữ chung là vốn từ toàn dân, là chất liệu ngôn ngữ dân gian.

- Lời nói cá nhân là những lời thể hiện cái riêng của Tú Xơng ví nh thành ngữ, ca dao là ngôn ngữ chung nhng Tú Xơng đã sáng tạo nên những biến thể, đó là lời cá nhân.

+ Hình thức: HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận, trao đổi theo nhóm nhỏ (2 đến 4 học sinh), học sinh trình bày, cả lớp tham gia nhận xét, tranh luận.

3. Đánh dấu vào lời giải thích đúng khái niệm ngữ cảnh (SGK). + Nội dung: Xem lại bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11 - tập một).

+ Hình thức: GV có thể chuẩn bị sẵn trên máy tính, HS thao tác trên máy, HS khác có thể lựa chọn khác, GV làm trọng tài để công bố đáp án đúng. Nếu không có máy tính thì có thể chuẩn bị bằng bảng phụ hoặc phiếu học tập.

4. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đợc sáng tác trong bối cảnh nh thế nào? Phân tích một số chi tiết cho thấy sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung và hình thức của câu văn trong bài văn tế.

+ Nội dung: áp dụng kiến thức bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11 - Tập một) vào việc phân tích một văn bản cụ thể (Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu).

- Ngữ cảnh: Văn học thời trung đại.

- Câu văn mang đặc điểm thi pháp văn học trung đại (ví dụ câu văn biền ngẫu). + Hình thức: HS làm việc cá nhân hoặc thoả luận, trao đổi theo nhóm nhỏ (2 đến 4 học sinh), một học sinh trình bảy, cả lớp tham gia nhận xét, tranh luận.

5. Ghi những nội dung cần thiết (khái niệm, biểu hiện thờng gặp, ...) về hai thành phần nghĩa trong câu vào bảng (SGK).

+ Nội dung: Xem lại bài Nghĩa của câu (Ngữ văn 11 - Tập hai).

+ Hình thức: GV có thể chuẩn bị sẵn mẫu bảng ôn tập để trống trên máy tính, HS thao tác trên máy. Nếu không có máytính thì có thể chuẩn bị bằng bảng phụ hoặc phiếu học tập.

6. Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu trong đoạn trích (SGK).

+ Nội dung: Xem lại bài Nghĩa của câu, phần Luyện tập (Ngữ văn 11 - Tập hai). + Hình thức: Hai HS lên bảng, mỗi HS viết một thành phần nghĩa của câu nói. HS khác chú ý theo dõi để nhận xét.

7. Tìm ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và ghi vào bảng theo mẫu (SGK).

+ Nội dung: Xem lại bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (Ngữ văn 11 - Tập hai). + Hình thức: GV có thể chuẩn bị sẵn mẫu bảng ôn tập để trống trên máy tính, HS thao tác trên máy. Nếu không có máy tính thì có thể chuẩn bị bằng bảng phụ hoặc phiếu học tập.

8. Lập bảng đối chiếu những đặc trng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận theo mẫu (SGK).

+ Nội dung: Xem lại hai bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (Ngữ văn 11 - Tập một) và Phong cách ngôn ngữ chính luận (Ngữ văn 11 - Tập hai).

+ Hình thức: GV có thể chuẩn bị sẵn mẫu bảng ôn tập để trống trên máy tính, HS thao tác trên máy. Nếu không có máy tính thì có thể chuẩn bị bằng bảng phụ hoặc phiếu học tập.

Bớc 4. Luyện tập.

GV chuẩn bị một số bài tập, nếu còn thời gian thì tổ chức cho HS luyện tập.

Bớc 5. Hớng dẫn học ở nhà.

- Tiếp tục ôn tập kiến thức.

- Tiếp tục luyện tập, rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng.

- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận để chuẩn bị cho tiết học sắp tới (chuẩn bị một văn bản gốc và một văn bản tóm tắt, tất cả soạn trên máy tính và ghi vào đĩa mềm hoặc USB nếu có).

Làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nắm vững hơn cách tóm tắt văn bản nghị luận.

- Tóm tắt đợc văn bản nghị luận có độ dài khoảng 1000 chữ.

Một phần của tài liệu GA van trong bo ( hot) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w