Đảm bảo dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

- Đặc điểm nội dung giám sát của HĐND cấp xã

1.2.2.1. Đảm bảo dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

nhân dân cấp xã

Dân chủ là tiêu chí quan trọng để đánh giá bản chất của chế độ nhà nước. Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…" [35]. Với khẳng định trên, ở nước ta nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Trong hệ thống HĐND thì HĐND cấp xã là cơ quan gần dân hơn, sát dân hơn, vì vậy hoạt động của HĐND cấp xã phải đảm bảo dân chủ. Hoạt động của HĐND cấp xã đạt được hiệu quả khi nó phản ánh được nguyện vọng của nhân dân địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Nói cách khác, đảm bảo dân chủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực của nhân dân được sử dụng đúng mục đích, không xảy ra tình trạng lạm quyền.

Trong quá trình tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, việc đảm bảo dân chủ là yêu cầu hết sức quan trọng. Một mặt, đảm bảo dân chủ là nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và HĐND cấp xã nói riêng, nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị. Mặt khác, chỉ khi đảm bảo dân chủ trong tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã thì mới tạo ra được sự đồng thuận xã hội - một trong những điều kiện căn bản nhất để hoạt động của HĐND cấp xã đạt hiệu quả trong thực tế.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)