Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 51)

- Đặc điểm nội dung giám sát của HĐND cấp xã

2.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Ở TỈNH THANH HÓA

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH HỘI VÀ CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH THANH HÓA

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

* Điều kiện tự nhiên:

Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1560 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ. Có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam.

Diện tích tự nhiên 11.116,34 km vuông, chiếm 3,25 % tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Địa hình Thanh Hóa rất phức tạp, thấp dần từ phía Tây sang phía Đông. Vùng miền núi, trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Vùng đồng bằng lớn nhất của miền Trung và thứ 3 của cả nước, có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Vùng ven biển với bờ biển dài, bằng phẳng, có những vùng đất rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Đặc biệt là ở Nga sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn.

Thanh Hóa là một tỉnh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,3oC đến 23,6oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1730 đến 1980mm. Độ ẩm tương đối trung bình cả năm ở vùng biển và đồng bằng từ 84% đến 87%, còn ở miền núi từ 85% đến 90%. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của bão lụt, mùa hè có gió Tây (gió Lào).

Khoáng sản Thanh Hóa rất đa dạng và phong phú. Nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: vàng ở Cẩm Thủy; crôm ở Triệu Sơn, Ngọc Lặc; sắt ở Quan Hóa, Bá Thước; đá vôi, đất xét, cát thủy tinh…Tuy nhiên nguồn tài nguyên này có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Đa số nguồn tài nguyên bị thất thoát do không kiểm soát chặt chẽ.

Với đặc điểm về địa lý - tự nhiên như vậy, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu, hội nhập giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.

* Tình hình kinh tế - xã hội

Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện. Thanh Hóa có 637 đơn vị hành chính cấp xã. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2010 Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ 3 trong cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có 7 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng miền.

Thanh Hóa có nguồn lao động khá dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nhìn chung còn thấp. Thiếu các nhà khoa học, quản lý giỏi, thiếu các chuyên gia đầu ngành kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là trong các ngành công nghệ mới và quản lý kinh tế.

Hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển. Từ năm 2001 trở lại đây kinh tế của tỉnh có bước tiến

khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,1%/năm, cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP năm 2000 là 39,6% đến năm 2010 giảm còn 24,2%; công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 26,6% đến 2010 tăng lên 41,4%; dịch vụ năm 2000 là 33,8% đến năm 2010 tăng lên 34,4%.

Tuy nhiên nền kinh tế phát triển chưa thực sự vững chắc; công nghệ, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài; kinh tế đối ngoại có phát triển nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Với điều kiện thuận lợi và khó khăn như trên, Thanh Hóa cần tạo ra cơ hội để phát triển nhanh, phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là các cấp chính quyền của tỉnh phải có cơ chế, chính sách phù hợp, biến cơ hội thành hiện thực.

Những thuận lợi do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đem lại cũng tạo ra những ảnh hưởng rất tích cực đối với hoạt động của HĐND các cấp trong tỉnh nói chung và HĐND cấp xã nói riêng. Nắm bắt được những điều kiện trên giúp cho HĐND có thể chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách tương xứng.

Tuy nhiên điều kiện trên cũng đặt ra những khó khăn nhất định. Đặc biệt ở những khu vực miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt, chi phí sinh hoạt cao. Địa bàn rộng lớn, dân cư đông, cộng với những ảnh hưởng xấu từ mặt trái của nền kinh tế thị trường chính là thách thức không nhỏ đối với các đại biểu. Đòi hỏi các đại biểu HĐND phải không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động giám sát để phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 51)