- Chỉ đạo các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri: Thường
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã
và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng, yêu cầu trước hết là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003 theo hướng bổ sung chức danh ủy viên Thường trực HĐND cấp xã (ủy viên Thường trực HĐND cấp xã nên là trưởng ban của HĐND cùng cấp) để đảm bảo chế độ làm việc tập thể và tạo sự thống nhất về tổ chức của Thường trực HĐND ở cả ba cấp; thành lập Ban của HĐND cấp xã (có thể thành lập Ban Kinh tế - xã hội) để có đủ điều kiện chuyên sâu trong việc thẩm tra các báo cáo, tờ trình, đề án nói riêng và thực hiện nhiệm vụ của HĐND cùng cấp.
HĐND cấp xã là cấp cơ sở, là một trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là nơi tiếp nhận và thực thi mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy HĐND cấp xã là đòi hỏi thực tế, khách quan trong tình hình hiện nay.
- Ban hành Luật giám sát của HĐND
Mặc dù hiện nay Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND song vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hoàn chỉnh, chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Do vậy, chưa đủ cơ sở pháp lý để HĐND thực hiện tốt chức năng của mình. Vì vậy, trong thời gian tới Quốc hội cần xây dựng "Luật giám sát" của HĐND theo hướng phát huy vai trò và thực quyền của cơ quan dân cử ở địa phương trong việc thực hiện chức năng giám sát, cụ thể:
+ Đưa ra các chế tài cụ thể, nghiêm khắc sẽ buộc các đối tượng chịu sự giám sát phải báo cáo, giải trình và có biện pháp tích cực khắc phục những vấn đề mà HĐND đã kiến nghị, yêu cầu. Có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm uy tín cho HĐND.
+ Quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND, của các cơ quan trong việc chuẩn bị và trình báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết của HĐND, nhằm đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
+ Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia Đoàn giám sát. Hiện nay thành viên Đoàn giám sát ngoài đại biểu HĐND còn có sự tham gia đại diện của các cơ quan hữu quan như MTTQ, các tổ chức thành viên, một số cán bộ chuyên môn. Do vậy phải xác định rõ trách nhiệm giám sát của các chủ thể và mức độ tham gia đến đâu của các tổ chức, cá nhân này để bảo đảm tính pháp lý của hoạt động giám sát.
- Bên cạnh việc triển khai xây dựng Luật giám sát của HĐND, Quốc hội cũng cần xem xét lại một số quy định không còn phù hợp của Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2003. Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu HĐND hiện hành quy định về tiêu chuẩn đại biểu HĐND. So với Luật năm 1989, đã sửa đổi, bổ sung rõ nét hơn ở chỗ quy định các nhóm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ, uy tín và điều kiện tham gia hoạt động của đại biểu HĐND nhưng hoạt động của HĐND vẫn chưa đáp ứng được lòng mong
đợi của cử tri. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do Luật (và các văn bản dưới luật) không quy định cụ thể về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn (tiêu chuẩn quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu). Vì vậy Quốc hội cần sửa đổi điều luật này với những quy định chi tiết hơn và nhấn mạnh người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp phải có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn tương ứng với HĐND từng cấp. Số đại biểu sau khi trúng cử phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trình độ từ trung cấp trở lên, được bồi dưỡng những kiến thức về văn bản quy phạm pháp luật cơ bản. Có như vậy đại biểu HĐND mới thực hiện tốt được nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004
- Sửa đổi nghị định 133/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2004 theo hướng bố trí chuyên viên phục vụ hoạt động của HĐND cấp xã.