Nâng cao chất lƣợng kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 96)

- Chỉ đạo các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri: Thường

3.3.4.Nâng cao chất lƣợng kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND cấp xã, là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung trí tuệ cử tri địa phương. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã thì việc nâng cao chất lượng kỳ họp có vai trò rất quan trọng. Cụ thể:

- Chuẩn bị kỳ họp chu đáo: Công tác chuẩn bị cho kỳ họp có ý nghĩa

bị công phu, chi tiết. Trước ngày khai mạc kỳ họp Thường trực HĐND phải chuẩn bị chương trình, nội dung kỳ họp. Để kỳ họp có chất lượng, cần xây dựng chương trình kỳ họp khoa học, bố trí hợp lý thời gian trình bày các báo cáo, tờ trình. Chương trình cần dành nhiều thời gian cho hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Chương trình và thời gian kỳ họp phải được thông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc. Nội dung các báo cáo phải được Thường trực HĐND, UBND và các bộ phận liên quan chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng. Các báo cáo, tài kiệu cần thiết phải được gửi sớm cho đại biểu HĐND để họ có thời gian nghiên cứu. Đồng thời chú ý kiểm tra điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành kỳ họp, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp: Việc

tiếp xúc cử tri giúp cho đại biểu trực tiếp tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với HĐND cấp xã tại kỳ họp. Trước mỗi kỳ họp, cần tiến hành tiếp xúc cử tri tại cơ sở, trực tiếp đối thoại, trao đổi, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở cơ sở. Hoạt động tiếp xúc cử tri phải được tổ chức thường xuyên với những hình thức phù hợp, tạo không khí dân chủ, cởi mở, tôn trọng nhân dân. Hội nghị tiếp xúc cử tri thì cần phải được tổ chức một cách công khai, dân chủ, cởi mở, không nên hạn chế số lượng cử tri tham dự. Để cuộc tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả thì các đại biểu phải nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương; có kỹ năng trả lời và giải quyết các thắc mắc, bức xúc của cử tri; chuẩn bị chu đáo các nội dung cần trình bày với cử tri theo kế hoạch; biết lắng nghe các ý kiến của cử tri, có thể cùng với cử tri thảo luận các vấn đề nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất.

Ngoài hình thức tiếp xúc như trên, đại biểu HĐND cấp xã còn có các cuộc tiếp xúc hàng ngày đối với nhân dân để lắng nghe, kịp thời giải thích cho nhân dân về những vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của HĐND cấp xã. Thông qua hình thức tiếp xúc này, đại biểu

HĐND cấp xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND cùng cấp. Muốn làm được điều đó, đại biểu HĐND cấp xã cần phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải thực sự tin dân, trọng dân, xứng đáng là "người đại biểu của nhân dân", hoạt động vì lợi ích của nhân dân chứ không tách rời, đứng trên nhân dân.

- Tăng thêm thời gian cho kỳ họp: Hiện nay, thời gian mỗi kỳ họp

HĐND cấp xã thường rất ngắn, chỉ họp một ngày, trong khi đó chương trình kỳ họp có nhiều nội dung, khó có thể bàn bạc kỹ để quyết định đúng đắn, thiết thực. Mặt khác, với thời gian như vậy kỳ họp HĐND xã sẽ chỉ là một hình thức hợp pháp hóa các báo cáo, tờ trình của UBND. Do đó tính dân chủ và hiệu quả của kỳ họp HĐND sẽ không được đảm bảo. Điều đó đòi hỏi cần phải tăng thêm thời gian cho mỗi kỳ họp, ít nhất là 2 ngày. Trong những trường hợp cần thiết, có thể tổ chức các kỳ họp theo chuyên đề nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương.

- Công tác điều hành kỳ họp: Để chủ động điều hành kỳ họp theo

đúng chương trình nghị sự, Thường trực HĐND cấp xã phải xây dựng chương trình chi tiết, cụ thể, khớp thời gian quy định, đặc biệt cần dành nhiều thời gian để thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Quá trình điều hành kỳ họp cần thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, không né tránh những vấn đề phức tạp khi có các ý kiến trái ngược nhau.

Chủ tọa kỳ họp là người điều hành kỳ họp. Vì vậy, đòi hỏi chủ tọa phải nâng cao năng lực, trí tuệ, có khả năng dự kiến, dự báo được những tình huống có thể xảy ra ngoài chương trình nghị sự để tránh bị động, lúng túng. Đồng thời Chủ tọa phải có phương pháp, nghệ thuật điều hành đảm bảo cho kỳ họp đạt đúng mục đích, yêu cầu đề ra.

- Nâng cao chất lượng xem xét báo cáo, thảo luận tại kỳ họp: Tại kỳ

cáo lựa chọn trình bày tại hội trường cần thiết thực, ngắn gọn, trọng tâm để dành nhiều thời gian tập trung cho thảo luận tại Tổ, tại hội trường. Cần đổi mới cách thảo luận theo phương châm tất cả các đại biểu đến dự họp đều phải làm việc, suy nghĩ thảo luận, đóng góp ý kiến. Do đó có thể sử dụng thêm một hình thức thảo luận qua phiếu. Thảo luận bằng phiếu sẽ phát huy được dân chủ và tập trung trí tuệ của tất cả các đại biểu.

Để thảo luận có chất lượng, Chủ tọa kỳ họp cần gợi ý cho các đại biểu tập trung vào những vấn đề trọng tâm, vấn đề lớn. Đồng thời gợi mở những vấn đề quan trọng nhưng các đại biểu phát biểu còn ít hoặc có quan điểm trái ngược nhau. Như vậy mới nắm bắt được những ý kiến chung nhất để đưa ra giải pháp mang tính đột phá và thấy được những nội dung phát sinh mới so với các vấn đề được trình bày trong báo cáo.

- Nâng cao hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp: Để nâng

cao hiệu quả chất vấn tại kỳ họp, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Thứ nhất: Đối với đại biểu HĐND.

Nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm, tính tích cực của đại biểu HĐND trong hoạt động chất vấn. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng chất vấn, bao gồm kỹ năng lựa chọn vấn đề đưa ra chất vấn; lựa chọn ngôn ngữ đối thoại trong chất vấn... Phản ánh thông tin khi chất vấn phải ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung đưa ra chất vấn tại kỳ họp phải là những vấn đề có tính bức xúc, có tầm ảnh hưởng lớn, được đông đảo cử tri và đại biểu HĐND cấp xã quan tâm.

Để việc chất vấn đạt hiệu quả cao, các đại biểu cần nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến phiên chất vấn như: báo cáo kết quả giải quyết những vấn đề mà cử tri quan tâm của UBND; văn bản tiếp nhận, giải trình và hứa sẽ giải quyết những vấn đề cử tri và các đại biểu kiến nghị đến kỳ họp; văn bản tổng hợp ý kiến cử tri của MTTQ; các quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề chất vấn…Những câu hỏi chất vấn và những kiến nghị của đại biểu

phải sát thực, đúng địa chỉ. Làm tốt những điều này, các đại biểu sẽ có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn rõ ràng để buộc người trả lời chất vấn "tâm phục, khẩu phục". Tại phiên chất vấn, nếu người trả lời chất vấn giải trình chưa rõ thì cần tranh luận, truy vấn đến cùng.

Điều 61 Luật tổ chức HĐND và UBND nêu rõ: "Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết về việc chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết". Đây là vấn đề rất quan trọng góp phần đảm bảo cho HĐND hoạt động có thực quyền, hiệu quả và chất lượng. Trong thời gian tới, HĐND cấp xã cần có nghị quyết để quy kết rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, người trả lời chất vấn, tạo ra áp lực mang tính quy phạm buộc người trả lời chất vấn phải thực hiện nghiêm túc lời hứa của mình.

Thứ hai: Đối với người trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn là vấn đề đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đối với hiệu quả và ý nghĩa của quyền chất vấn. Vì vậy, việc trả lời chất vấn của đại biểu phải tuân thủ những yêu cầu có tính nguyên tắc, được đảm bảo về mọi mặt như trình tự, thủ tục, thời gian, hình thức chất vấn…Người trả lời chất vấn phải trả lời tất cả các ý kiến mà cử tri và đại biểu phản ánh. Nội dung trả lời phải trọng tâm, ngắn gọn, không phân tích viện dẫn các lý do dài dòng. Những vấn đề đại biểu, cử tri phản ánh không đúng hoặc chỉ đúng một phần thì đưa ra cơ sở chứng minh, đồng thời tư vấn cách tiếp cận và phản ánh thông tin chuẩn xác hơn. Trong quá trình chất vấn, những vấn đề cử tri và đại biểu phê bình về tinh thần trách nhiệm, tiến độ giải quyết chậm… thì bình tĩnh nêu rõ tình hình, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết. Tiếp thu nghiêm túc, có thái độ thiện chí, cầu thị, làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Nếu hứa giải quyết vấn đề nào đó cần nêu rõ phương án, lộ trình thực hiện cụ thể để đại biểu và cử tri giám sát. Theo dõi, cập nhật từng kỳ họp tất cả những vấn đề cử tri và đại biểu phản ánh để có kế hoạch giải quyết minh bạch, không bỏ sót. Lưu lại bằng văn bản kết quả giải quyết

các kiến nghị, làm cơ sở để giải quyết đơn thư liên quan, đồng thời làm căn cứ cho đại biểu khi tiếp xúc với cử tri. Người trả lời chất vấn phải đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trường hợp có lý do chính đáng mới ủy quyền cho cấp phó trả lời thay và phải được HĐND đồng ý.

Thứ ba: Đối với chủ tọa kỳ họp

Chủ tọa kỳ họp phải thể hiện là người dẫn chương trình linh hoạt, trung tâm trong quá trình chất vấn. Khi không khí kỳ họp trầm lắng, chủ tọa tìm cách gợi mở để các đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp tại hội trường, làm cho không khí phiên họp sôi động. Đồng thời, chủ tọa cũng phải biết cách dừng đúng lúc khi việc hỏi và trả lời quá nóng hoặc quá lan man không đi đúng trọng tâm. Phát huy vị trí, vai trò của người điều hành để đảm bảo cho việc chất vấn được thực hiện dân chủ, cởi mở, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu cũng như của người trả lời chất vấn. Trong mỗi vấn đề chất vấn, chủ tọa có thể đề nghị đại biểu đưa ra các chứng cứ cụ thể để chứng minh. Chủ tọa cũng cần kiên quyết hơn đối với tình trạng lợi dụng diễn đàn, chất vấn với động cơ cá nhân, gây không khí căng thẳng làm giảm tác dụng của chất vấn. Những vấn đề được nêu ra, chủ tọa phải kịp thời nắm bắt và thể hiện được chính kiến, thẳng thắn, cụ thể, công tâm, khách quan. Tất cả các vấn đề đưa ra tranh luận cuối cùng phải được kết luận rõ ràng, phân minh. Kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn nên ngắn gọn, đánh giá và nhận xét tóm tắt những nội dung đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, những điểm cần rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau. Những vấn đề đã được tiếp nhận để giải quyết phải được theo dõi, từng bước giải quyết dứt điểm, như thế mới tăng cường được trách nhiệm của cơ quan giải quyết, mới thỏa mãn tâm nguyện chính đáng của đại biểu kiến nghị, chất vấn.

Kỳ họp HĐND cấp xã cần phải được tổ chức một cách công khai, dân chủ, các phiên chất vấn cần phát thanh trực tiếp để nhân dân có thể theo dõi và phản ánh kịp thời những bức xúc chưa được giải quyết.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 96)