Xây dựng hoàn thiện bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 117)

Với cơ cấu tổ chức hiện nay, điều quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các nhân viên kế toán, nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty.

Công ty cần có biện pháp cụ thể nâng cao trình độ của nhân viên kế toán bằng cách thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện mới và tuyển các nhân viên có trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng.

So với khu vực cũng như trên toàn thế giới, ngành đào tạo cán bộ kế toán của nước ta còn nhiều hạn chế. Khi nhu cầu người tiêu dùng đang có những thay đổi nhanh chóng, tức là thị trường tiêu thụ cũng biến đổi theo từng ngày thì tính năng động, đầu óc sáng tạo, khả năng ứng phó cũng như dự toán, những biến động của thị trường đang là đòi hỏi cấp bách đối với nước nhà. Muốn vậy, cán bộ kế toán phải được trang bị kiến thức và chuyên môn cao.

Đất nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp nói riêng phải đưa ra những chính sách hợp lý dành cho cán bộ kế toán như: luôn cập nhật những kiến mới cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, có những lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Không chỉ vậy mà công ty phải tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ kế toán được đi học đồng thời cũng phải tiếp thu những ý kiến mới lạ của các cán bộ kế toán, không thể chỉ đi theo những chính sách, phương pháp hoạt động cũ. Nếu dự báo được thị trường thì sự mạo hiểm sẽ đem lại thành công và lợi nhuận càng cao.

Cán bộ kế toán phải không ngừng hoàn thiện mình trước những sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài. Nếu chỉ biết sử dụng những kiến thức cũ thì việc thụ động như vậy sẽ là tự mình đào thải mình khỏi sự phát triển của xã

hội. Cán bộ kế toán cần phải biết lựa chọn những điều cũ và mới kết hợp với nhau để tạo nên thành công cho bản thân, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.

 Đối với phần mềm kế toán: thường xuyên nâng cấp để phù hợp với nhu cầu thực tế và những thay đổi trong các quy định mới. Định kì nên bảo trì để phần mềm được hoạt động tốt.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, tiêu thụ thành phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình diễn ra như thế nào sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế đó. Nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tiêu thụ hàng hóa đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn. Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ ngày thành lập đến nay đã không ngừng nỗ lực mở rộng sản xuất để phát triển, vượt qua những khó khăn, thách thức của thời kì hội nhập, ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường thủy sản thế giới. Yếu tố dẫn đến sự thành ngày hôm nay đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty với nhờ sự nhạy bén đã nắm bắt thông tin kịp thờ, nhanh chóng, chính xác kết hợp với trình độ chuyên môn vững vàng và sự năng động, sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa công ty nhanh chóng hòa nhập vào môi trường kinh doanh hiện đại.

Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt và đối phó với những tác động từ môi trường bên ngoài, công ty cần có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kì hoạt động. Trong tương lai, nền kinh tế sẽ có nhiều thay đổi, khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển, muốn nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải phối hợp cách toàn diện các nguồn lực, hạn chế những nhược điểm, đồng thời phát huy những thế mạnh của công ty tạo nên vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Qua quá trình thực tập, em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân, so sánh được giữa thực tế tại công ty và lý thuyết đã học ở trường. Công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty nói riêng đã tương đối hợp lý nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải được hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, vì thời gian tìm hiểu còn hạn chế, trình độ kiến thức chuyên môn chưa sâu sắc nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những ý kiến chưa thực sự xác đáng. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của quý thầy cô và của các anh chị trong phòng kế toán tại Công ty Cổ Phần Thủy sản Sóc Trăng.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao tiêu thụ của ngành thủy sản nước nhà. Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi trong việc xuất khẩu thủy sản, nông sản cũng như sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Nhưng những chính sách đó phải có sự kết hợp của các ban ngành trong cả nước để xúc tiến xuất khẩu nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn. Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản xuất thủy sản xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh.

Nhà nước cần có chính sách quản lý thị trường cụ thể giúp cho công ty bảo vệ quyền lợi của mình một cách công bằng và cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi vi phạm pháp luật.

Nhà nước cần quy hoạch và hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp.

Nhà nước cần có chính sách quản lý giá, kịp thời điều chỉnh khi lạm phát xảy ra thông qua kiểm soát giá trên thị trường, có biện pháp kích cầu hợp lý thông qua chính sách thuế, trợ giá, bù lỗ hỗ trợ cho công ty khi cần thiết.

Nhà nước nên tích cực can thiệp vào những sự việc liên quan đến ngành thủy sản như kiện cáo, chống bán phá giá,…

6.2.2. Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) (VASEP)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên.

Hiệp hội cần đẩy mạnh các hoạt động về thủy sản nhiều hơn nữa, thường xuyên tổ chức các diễn đàn, giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp thủy sản, nhằm góp phần tích cực phát triển kinh tế thủy sản của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 http://www.stapimex.com.vn/  http://thuysanvietnam.com.vn/

 PGS.TS. Ngô Thế Chi (2002) “Kế toán doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản Thống Kê.

 TS. Võ Văn Nhị (2003) “Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, ghi sổ kế toán theo các hình thức sổ kế toán; lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)