Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 64)

Các mục tiêu chủ yếu của công ty: mục tiêu của công ty là huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh để đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống của người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

 Mở rộng và nâng cao tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng tại các xí nghiệp chế biến tôm.

 Đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ tại 61B, Lê Lợi, Phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

 Xây dựng nhà máy chế biến cá tại cụm công nghiệp Cái Côn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

 Niêm yết cổ phiếu của công ty tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh để huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chương 4:

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

4.1.1. Khái quát chung

Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Tại công ty, kết quả tiêu thụ thành phẩm được xác định giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

4.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý

Thông thường đối tượng phục vụ của công ty chủ yếu là các công ty nhập khẩu mặt hàng thủy sản đông lạnh và một phần nhỏ khách hàng tiêu thụ nội địa. Sản phẩm của công ty nếu đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh làm tăng vòng quay sử dụng vốn, nếu có hạ giá thành sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận công ty.

Sau một kỳ kế toán, kế toán sẽ tiến hành xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong kỳ tại công ty với yêu cầu chính xác và kịp thời.

4.1.3. Phương thức tiêu thụ thành phẩm và thanh toán 4.1.3.1. Phương thức tiêu thụ 4.1.3.1. Phương thức tiêu thụ

a. Tiêu thụ nội địa:

Công ty bán các sản phẩm tôm đông lạnh theo phương thức bán lẻ. Khách hàng đặt hàng bằng điện thoại hoặc mail và xác nhận qua hợp đồng hoặc đơn đặt hàng. Sau đó sẽ đến công ty nhận hàng và công ty sẽ xuất hóa đơn thanh toán.

Công ty xuất khẩu sản phẩm trong nước và nước ngoài theo phương thức trực tiếp. Phương thức này chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp.

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức cuả mình.

Phương thức này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng để đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc, do đó: + Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.

+ Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.

4.1.3.2. Phương thức thanh toán

a. Thanh toán trong nước

Đối với những mặt hàng tiêu thụ trong nước, công ty áp dụng hình thức là thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gởi ngân hàng. Áp dụng hình thức nào tùy thuộc vào việc công ty kí hợp đồng với khách hàng.

b. Thanh toán nước ngoài

Đối với những mặt hàng xuất khẩu, công ty áp dụng hình thức thanh toán bằng L/C và TTR để đảm bảo cho quá trình thanh toán cũng như việc thanh toán được nhanh chóng và thuận tiện.

 Thanh toán bằng L/C ( Letter of Credit):

Đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (hoặc người cung cấp hàng hoá) sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi người xuất khẩu (người cung cấp hàng hoá) xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Lợi ích từ thanh toán L/C:

 Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.

 Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.  Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.

 Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu.

 Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).

 Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

 Thanh toán bằng TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement)

Phương thức này được áp dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo sẽ gởi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ được gởi tới sau.

Lợi ích của thanh toán TTR: thanh toán bằng TTR sẽ nhận được tiền nhanh hơn so với việc thực hiện thanh toán bằng L/C.

4.1.4. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm

Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty được tiến hành theo trình tự sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – (CPBH + CPQLDN )

4.1.5.Nguyên tắc hạch toán doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

 Doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.

 Doanh nghiệp đã thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.  Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

4.1.6.Thời điểm ghi xác nhận doanh thu

Doanh thu tại công ty là toàn bộ tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, bao gồm doanh thu bán sản phẩm và doanh thu dịch vụ.

Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty là khi khách hàng đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán và sản phẩm, hàng hoá đã được chuyển giao.

4.2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY 4.2.1. Tiêu thụ thành phẩm theo thị trường

Bảng 4.1. DOANH THU TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/ 2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Giá trị %

Thị trường xuất khẩu 1.484.646 2.050.939 2.185.755 566.293 38,14 134.816 6,57 Thị trường nội địa 79.324 20.384 27.765 (58.940) (74,30) 7.381 36,21

Tổng 1.563.970 2.071.323 2.213.520 507.353 32,44 142.197 6,87

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng doanh thu tiêu thụ thành phẩm đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, tổng doanh thu tiêu thụ là 1.563.970 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đến 2.071.323 triệu đồng, tăng 32,44% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 6,87% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 142.197 triệu đồng. Doanh thu tại thị trường xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2011 và tăng nhẹ

trong năm 2012. Sự gia tăng này là do công ty đã đề ra chính sách bán hàng hợp lý cùng với những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Ngoài ra, có được thành công này là do công ty đã không ngừng cải tiến sản phẩm, thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng về chất lượng và cả giá cả, về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa giảm mạnh trong năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012. Nguyên nhân là do công ty chưa có hình thức tiêu thụ trực tiếp từ công ty đến người tiêu dùng nên tiêu thụ nội địa còn hạn chế.

4.2.2.Tình hình doanh thu theo thị trường xuất khẩu

Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao nhờ sự ổn định chất lượng. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất. Bên cạnh giữ cân đối thị trường Mỹ và Nhật, việc mở rộng thị trường và phát triển khách hàng mới đang được đẩy mạnh rất tốt, trong đó thị trường E.U là mục tiêu hướng tới của công ty trong những năm tiếp theo.

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn xếp thứ 2 sau Mỹ và là một trong những thị trường khá khắt khe trong các tiêu chí về thực phẩm. Cụ thể năm 2010, doanh thu xuất sang thị trường này là 489.260 triệu đồng, và tăng lên đến 726.862 triệu đồng trong năm 2011, tương ứng với khoản tăng 48,56%, do năm 2011 được hưởng thuế suất ưu đãi từ Nhật nên công ty xuất được nhiều sang nước này. Tuy nhiên, doanh thu lại giảm mạnh trong năm 2012, chỉ còn 247.159 triệu đồng, giảm 62,28% so với năm trước đó. Nguyên nhân được xác định là do Nhật Bản tiếp tục duy trì rào cản kiểm tra chất Ethoxyquin. Đây là loại chất được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản nhằm tăng tính ổn định các loại vitamin. Do đây là quy định mới của Nhật trong khi người nuôi trồng thủy sản nước ta chưa nắm bắt được kịp thời, vì thế đã để cho hàm lượng chất này trong tôm vượt ngưỡng cho phép, dẫn đến tình trạng hàng xuất sang nước này bị giảm mạnh.

Bảng 4.2. DOANH THU TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ lệ (%) Năm 2011 Tỷ lệ (%) Năm 2012 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2012 Giá trị % Giá trị % Nhật 489.260 32,96 726.862 35,44 274.159 12,54 237.602 48,56 (452.703) (62,28) Mỹ 741.105 49,92 891.136 43,45 1.297.300 59,35 150.031 20,24 406.164 45,58 Canada 130.219 8,77 237.365 11,57 231.743 10,60 107.146 82,28 (5.622) (2,37) EU 51.961 3,50 114.149 5,56 199.836 9,14 62.118 119,68 85.687 75,07 Hàn Quốc 22.483 1,51 20.839 1,01 63.489 2,91 (1.644) (7,31) 42.650 204,66 Trung Đông 21.886 1,47 26.704 1,30 51.719 2,37 4.818 22,01 25.015 93,68 Các nước khác 27.732 1,87 33.884 1,67 67.509 3,09 6.152 22,18 33.625 99,24 Tổng 1.484.646 100 2.050.939 100 2.185.755 100 566.293 38,14 134.816 6,57

Thị trường Mỹ

Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định Mỹ là thị trường chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của mình, từ đó nỗ lực để chinh phục và mở rộng thị phần sản phẩm vào thị trường này.

Năm 2010, doanh thu xuất sang thị trường Mỹ là 741.105 triệu đồng, tương ứng với 49,92% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2010, sản lượng xuất qua thị trường này tăng, kèm theo đó là doanh thu cũng tăng theo lên đến 891.136 triệu đồng, tăng 20,24% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu lại tiếp tục tăng mạnh một khoảng là 406.164 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 45,58%. Cũng như nhiều nước phát triển khác, người tiêu dùng ở thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm. Do đó, nước này ngày càng khắt khe tăng cường kiểm tra về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của thị trường quốc tế HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point). Đây là tiêu chuẩn bắt buộc mà Mỹ quy định cho bất kì sản phẩm thực phẩm nào nhập khẩu vào nước họ, vì thế, công ty luôn phải đầu tư để có sản phẩm tốt nhất xuất khẩu vào thị trường này.

Thị trường Canada

Doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh trong năm 2011. Cụ thể đạt được 237.365 triệu đồng, tăng 82,28% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu có phần giảm nhẹ một khoản là 5.622 triệu đồng, tương ứng với 2,37%. Tại thị trường này, khách hàng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều loại sản phẩm tôm có kích cỡ nhỏ và giá rẻ hơn nên làm giảm các mặt hàng tôm cao cấp xuất khẩu vào thị trường này.

Thị trường EU

Bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, EU đang là thị trường có nhiều tiềm năng của công ty và các rào cản thuế quan vào thị trường này đang dần được xóa bỏ. Doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng dần qua các năm. Năm 2010, doanh thu tại thị trường này là 51.961 triệu đồng, năm 2011, doanh thu tăng 119,68%, đạt đến con số là 114.149 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng thêm 75,07% so với năm trước đó. Công ty cần tìm hiểu thêm về thị trường này cũng như các tiêu chuẩn về thực phẩm, đặc biệt là cần chú trọng cải

tiến trong kĩ thuật sản xuất, đẩy mạnh công tác tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm và tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn EU.

Thị trường Hàn Quốc, Trung Đông và các thị trường khác

Thị trường Hàn Quốc: năm 2010, tỷ trọng doanh thu vào thị trường này chỉ chiếm 1,51% trong tổng doanh thu xuất khẩu, đạt giá trị là 22.483 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh thu giảm xuống còn 20.839 triệu đồng. Tuy nhiên, bước qua năm 2012, doanh thu có phần tăng mạnh với số đạt được là 63.489 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,91% trong tổng doanh thu xuất khẩu.

Thị trường Trung Đông: doanh thu xuất khẩu vào thị trường các nước Trung Đông liên tục tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2010, doanh thu đạt được 21.886 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,47% trong tổng doanh thu. Sang năm 2011, doanh thu tăng lên 26.704 triệu đồng, tăng 22,01% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng thêm một khoảng là 25.015 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 93,68%.

Các thị trường khác: các thị trường khác bao gồm một số nước như Singapore, Thái Lan, Mexico,…. Doanh thu xuất khẩu sang các thị trường này liên tục tăng. Năm 2011 tăng 22,18% so với năm 2010, đạt được 33.884 triệu đồng. Qua năm 2012, doanh thu tăng gấp đôi, đạt được 67.509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,09% trong tổng doanh thu.

Nhìn chung, doanh thu xuất khẩu vào các thị trường Hàn Quốc, Trung Đông và các nước khác là chưa nhiều và hay biến động qua các năm. Do quá trình quảng bá thương hiệu sản phẩm vào những thị trường này chưa tích cực, điển hình là hoạt động marketing của công ty vẫn còn khá đơn giản, chưa hoàn chỉnh, chưa có một đội ngũ nghiên cứu riêng cho hoạt động này. Thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu dựa vào những đối tác truyền thống.

4.2.3. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Với sự đa dạng về các mặt hàng xuất khẩu, công ty đã đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phù hợp. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu từng loại mặt hàng có sự thay đổi qua từng năm. Bảng 4.3 sau đây thể hiện tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng qua 3 năm (2010 – 2012):

BẢNG 4.3. PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG DOANH THU XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Nhìn vào bảng trên, ta thấy các sản phẩm NOBASHI, RPTO, CPTO là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2010, sản phẩm Nobashi chiếm tỷ trọng 17,85%, RPTO chiếm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) NOBASHI 265.009 17,85 320.890 15,65 250.981 11,48 RPTO 292.722 19,72 338.974 16,53 312.908 14,32 CPTO 417.334 28,11 491.693 23,98 481.617 22,03 HLSO 66.215 4,46 100.067 4,88 260.021 11,90 RPD 70.669 4,76 121.045 5,90 243.065 11,12 EBIFRY 206.663 13,92 305.011 14,87 123.300 5,64

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)