Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể chỉ tiêu này vào năm 2010 là 4.393 triệu đồng, đến năm 2011 con số này là 15.756 triệu đồng, tăng 258,66% so với năm 2010. Lý do của sự tăng đột biến này là do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm thêm được nhiều khách hàng mới, trong khi đó vẫn duy trì ổn định khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, chỉ có chi phí giá vốn hàng bán là tăng nhiều, khoảng 31,72%, chi phí bán hàng tăng 15,81%, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống một lượng là 1.501 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 9,49%. Từ những tác động tăng giảm mạnh của doanh thu và chi phí đó đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh. Sang năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tăng đáng kể. Năm 2012 doanh thu thuần là 2.195.276 triệu đồng, tăng với tỷ lệ là 6,91% so với năm 2011. Hầu hết các loại chi phí có tăng nhưng không tăng nhiều bằng năm 2011 so với năm 2010 nên kéo theo lợi nhuận tăng. Trong tương lai, công ty cần chú ý nhiều hơn nữa và tìm biện pháp quản lý khoản chi phí giá vốn hàng bán, đây là chi phí ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của công ty. Công ty cần cố gắng giữ vững các thị trường tiềm năng và tìm cách tăng thêm khách hàng để có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn.
4.5.3. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là công ty thu tiền lãi từ ngân hàng, chênh lệch mua bán ngoại tệ và các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt đồng tài chính của doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Năm 2010, con số này ở mức 20.362 triệu đồng, sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 9.739 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm là do trong năm 2011 có nhiều khoản tăng đột biến cả về doanh thu lẫn chi phí. Doanh thu tài chính tăng 65,86%, chủ yếu là nhờ vào khoản tăng của lãi tiền gởi tiền cho vay của công ty. Năm 2011, công ty có khoản tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng nên làm cho doanh thu tài chính tăng mạnh. Song song đó, khoản chi phí tài chính cũng tăng đáng kể, từ 14.007 triệu đồng năm 2010 lên tới 47.205 triệu đồng năm 2011. Nguyên nhân tăng được cho
là của khoản chi phí lãi tiền vay tăng mạnh, tăng 30.068 triệu đồng so với năm 2010. Ngoài ra, khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá của năm 2011 cũng khá cao, làm cho chi phí tài chính năm 2011 tăng nhiều. Bước sang năm 2012, khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm xuống còn (11.333) triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh thu tài chính giảm mạnh trong khi chi phí tài chính giảm không nhiều như doanh thu. Doanh thu giảm là vì các khoản lãi tiền gởi, cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá không còn nhiều như năm 2011, chỉ có khoản lãi đầu tư nuôi tôm tăng nhưng không bù đắp cho các khoản giảm kia. Còn về chi phí tài chính trong năm 2012 hầu hết đều giảm, đặc biệt là chi phí lãi tiền vay, giảm xuống khoảng 40,05%, lý do khoản vay tại các ngân hàng không còn nhiều như nhăm trước nữa.
4.5.4. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty tăng giảm thất thường. Cụ thể, năm 2010, con số này là 721 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 82 triệu đồng và sang năm 2012 lại tăng lên 640 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2010, khoản thu nhập khác khá cao, trong đó bao gồm thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và thu khác. Khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định năm 2011 không tăng nhiều nhưng khoản thu khác giảm mạnh so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010 không có chi từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, chỉ có khoản chi khác. Còn năm 2011, chi từ thanh lý tài sản cố định nhiều nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động khác giảm mạnh. Sang năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng đột biến với số tuyệt đối là 558 triệu đồng, tương ứng với 39,46%. Năm 2012 có khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gấp đôi năm 2011, thêm vào đó, khoản thu khác của công ty khá cao, chủ yếu là thu từ vi phạm hợp đồng của đối tác. Tuy vậy, khoản chi phí khác cũng tăng nhiều, do công ty phải chi cho việc vi phạm hợp hợp đồng và vi phạm hành chính. Trong tương lai, công ty cần tích cực trong công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đảm bảo lượng hàng hóa được sản xuất kịp thời trước khi nhận đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
GVHD: Hồ Hữu Phương Chi SVTH: Đặng Thị Thanh Nhã
BẢNG 4.5. LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu hoạt động tài chính 34.369 56.944 18.152 22.575 65,86 (38.792) (68,12)
Chi phí tài chính 14.007 47.205 29.485 33.198 237.01 (17.720) (37.54)
- Chi phí lãi vay 11.117 41.177 24.685 30.068 270,40 (16.492) (40,05)
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 20.362 9.739 (11.333) (10.623) (52,17) (21.072) (216.36)
(Nguồn: Phòng kế toán)
BẢNG 4.6 : LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Giá trị % Giá trị %
Thu nhập khác 817 280 917 (537) (65,73) 637 227,50
Chi phí khác 96 198 277 102 106,25 79 39,90
Lợi nhuận khác 721 82 640 (639) (88,63) 558 39,46
Chương 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN SÓC TRĂNG
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẮN CỦA CÔNG TY
5.1.1. Thuận lợi
Công ty Cổ Phần Thủy sản Sóc Trăng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, có trách nhiệm và kinh nghiệm trong quản lý, Công ty đã dần được mở rộng và phát triển.
Tổ chức hệ thống và luân chuyển sổ sách công ty hợp lý, khoa học, đảm bảo nguyên tắc của chế độ sổ sách kế toán hiện hành phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán và quản lý của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty đã được trang bị phần mềm kế toán, tạo điều kiện cho việc tổng hợp số liệu cung cấp thông tin, in báo cáo, in báo cáo cho Giám đốc và các nhà quản lý một cách nhanh chóng và chính xác.
5.1.2. Khó khăn
Nền kinh tế thị trường đem lại cho công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với các khu vực và quốc tế sẽ làm tăng áp lực và sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Máy móc thiết bị đã được trang bị thêm nhưng chưa được đồng bộ, công suất cấp đông, kho lạnh còn hạn chế, số lượng xe vận chuyển không được nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiện nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên phải đầu tư nhiều đến chi phí chế biến.
Tình hình nguyên liệu có cải thiện hơn trước, chủ động hơn trong thu mua, nhưng đôi lúc còn phải cạnh tranh gay gắt, do đó vẫn còn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài với giá cả khá cao.
5.2. GIẢI PHÁP
Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, lợi nhuận và chi phí là hai đối tượng tỷ lệ nghịch nhau. Để công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, giảm thiểu các loại chi phí để nâng cao mức lợi nhuận cho công ty, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:
5.2.1. Giải pháp giảm các loại chi phí
Đối với giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán phản ánh chi phí mua vào các mặt hàng và các khoản chi phí phát sinh lúc mua hàng. Vì giá mua vào các mặt hàng phụ thuộc vào nhà cung cấp và tình hình thị trường nên khoản chi phí này công ty không thể khống chế. Ba khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty đều tăng qua 3 năm. Công ty nên có chính sách để giảm các loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán.
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty có thể giảm giá vốn hàng bán bằng cách tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí mua, nên mua tôm của các đại lý bán tôm chở đến tận công ty để tiết kiệm chi phí vận chuyển và có thể đảm bảo nguyên liệu có chất lượng. Khi mua hàng công ty nên có kế hoạch rõ ràng theo yêu cầu tiêu thụ tại từng thị trường, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn hàng nhập kho. Công ty phải lên kế hoạch cụ thể về nguồn nguyên liệu đầu vào và phải thiết lập mạng lưới thu mua đa dạng hóa trên nhiều vùng thu mua để tránh được tình trạng bị động trong sản xuất ảnh hưởng đến uy tín cũng như đến đơn đặt hàng của khách hàng, vì nếu không có hàng kịp thời thì chúng ta sẽ mất khách hàng đồng nghĩa với mất lợi nhuận, công ty phải chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào thì chi phí sẽ không
cao. Đặc biệt, công ty nên duy trì kế hoạch bao tiêu sản phẩm nhằm duy trì nguồn hàng ổn định.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, chuyên nghiệp để làm việc có năng suất cao. Tối đa hóa khả năng của công nhân, tức là một người có thể làm nhiều công việc, như vậy khi làm xong khâu này có thể tiếp tục ở các khâu khác, giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và công nhân cũng có thể sử dụng hết thời gian làm việc của mình.
+ Đối với chi phí sản xuất chung: giáo dục ý thức để mọi người biết tiết kiệm các đồ bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ sản xuất để tránh lãng phí ví dụ như quần áo bảo hộ, găng tay, giầy,…; lập định mức sử dụng nguyên liệu cho từng loại máy móc để có thể lên kế hoạch mua dự trữ và kiểm soát được tình trạng hao hụt. Kiểm tra định kì máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất để tránh việc hư hỏng nặng gây tốn kém nhiều cho chi phí sửa chữa cũng như làm cho sản xuất bị gián đoạn.
Đối với chi phí bán hàng:
- Ngoài việc tìm kiếm đối tác từ thị trường xuất khẩu, công ty có thể tìm hướng để mở rộng thị trường trong nước, trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.
- Công ty nên trang bị thêm những phương tiện vận tải thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê ngoài. Tiếp tục tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có chi phí phù hợp và uy tín để có thể tiết kiệm được tối đa khoản chi này.
- Đối với chi phí cước tàu: kí hợp đồng với những hãng có uy tín, quen thuộc, có giá cả phù hợp để tiết kiệm chi phí.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm qua các năm. Tuy nhiên cần xây dựng định mức sử dụng điện nước, điện thoại. Lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công ty quản lý chi phí hiệu quả hơn. Thực hiện công khai hóa chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể hơn tiết kiệm chi phí, ví dụ như đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy
nhiên không nên khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.
Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty.
5.2.2. Xây dựng hoàn thiện bộ máy kế toán
Với cơ cấu tổ chức hiện nay, điều quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các nhân viên kế toán, nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty.
Công ty cần có biện pháp cụ thể nâng cao trình độ của nhân viên kế toán bằng cách thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện mới và tuyển các nhân viên có trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng.
So với khu vực cũng như trên toàn thế giới, ngành đào tạo cán bộ kế toán của nước ta còn nhiều hạn chế. Khi nhu cầu người tiêu dùng đang có những thay đổi nhanh chóng, tức là thị trường tiêu thụ cũng biến đổi theo từng ngày thì tính năng động, đầu óc sáng tạo, khả năng ứng phó cũng như dự toán, những biến động của thị trường đang là đòi hỏi cấp bách đối với nước nhà. Muốn vậy, cán bộ kế toán phải được trang bị kiến thức và chuyên môn cao.
Đất nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp nói riêng phải đưa ra những chính sách hợp lý dành cho cán bộ kế toán như: luôn cập nhật những kiến mới cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, có những lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Không chỉ vậy mà công ty phải tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ kế toán được đi học đồng thời cũng phải tiếp thu những ý kiến mới lạ của các cán bộ kế toán, không thể chỉ đi theo những chính sách, phương pháp hoạt động cũ. Nếu dự báo được thị trường thì sự mạo hiểm sẽ đem lại thành công và lợi nhuận càng cao.
Cán bộ kế toán phải không ngừng hoàn thiện mình trước những sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài. Nếu chỉ biết sử dụng những kiến thức cũ thì việc thụ động như vậy sẽ là tự mình đào thải mình khỏi sự phát triển của xã
hội. Cán bộ kế toán cần phải biết lựa chọn những điều cũ và mới kết hợp với nhau để tạo nên thành công cho bản thân, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Đối với phần mềm kế toán: thường xuyên nâng cấp để phù hợp với nhu cầu thực tế và những thay đổi trong các quy định mới. Định kì nên bảo trì để phần mềm được hoạt động tốt.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, tiêu thụ thành phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình diễn ra như thế nào sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế đó. Nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tiêu thụ hàng hóa đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn. Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ ngày thành lập đến nay đã không ngừng nỗ lực mở rộng sản xuất để phát triển, vượt qua những khó khăn, thách thức của thời kì hội nhập, ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường thủy sản thế giới. Yếu tố dẫn đến sự thành ngày hôm nay đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo