Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 107)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2012

Đvt: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu Mã số Năm 2012

Doanh thu từ bán hang và cung cấp dịch vụ

01

2.234.886

Các khoản giảm trừ 02 39.610

Doanh thu thuần (10 = 01 -02) 10 2.195.276 Giá vốn hàng bán 11 2.070.114 Lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11) 20 125.162

Doanh thu tài chính 21 18.152

Chi phí tài chính 22 29.485

Chi phí bán hàng 24 84.015

Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 14.935

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (30 = 20 +21 – 22-24-25) 30 14.879 Thu nhập khác 31 917 Chi phí khác 32 277 Lợi nhuận khác (40 = 31 + 32) 40 640 Tổng lợi nhuận trước thuế

(50 = 30 + 40)

50

15.519

Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 550

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 -

Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 – 51 – 52)

60

4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2010 -2012)

4.5.1. Phân tích tình hình tổng lợi nhuận trong 3 năm

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vì dựa vào nó để biết được công ty có hoạt động hiệu quả hay không. Do đó, phân tích lợi nhuận nhằm khái quát tình hình lợi nhuận, những biến động của từng khoản mục lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

Xét về góc độ kinh tế thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp hay nói cách khác thì lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy, phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác.

Nguồn: Phòng kế toán

Biểu đồ 4.1. TÌNH HÌNH TỔNG LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2010 2011 2012 24.360 25.314 14.935

* Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên và căn cứ vào bảng số liệu 3.1 ta nhận thấy tổng lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 có nhiều thay đổi và biến động mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2012. Cụ thể:

- Năm 2011: lợi nhuận của công ty tăng mạnh so với năm 2010. Lợi nhuận năm

2010 là 24.360 triệu đồng, đến năm 2011, lợi nhuận tăng thêm 954 triệu đồng, tăng 3,92%. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng trong năm 2011 tăng đột biến. Năm 2011, công ty xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi, tìm thêm được nhiều đối tác để tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất phải kể đến là Nhật Bản, doanh thu xuất khẩu tại thị trường này tăng cao, do công ty được hưởng thuế suất ưu đãi từ Nhật nên đã mạnh dạn đầu tư để đạt được lợi nhuận tối đa. Hơn thế nữa, năm 2011, do tình hình nuôi trồng khả quan, nên nông dân trúng mùa, làm cho nguồn nguyên liệu của công ty trở nên dồi dào, công ty mua tôm trực tiếp trong khu vực, nhà cung cấp ở xa khá ít nên giảm thiểu chi phí thu mua.

- Năm 2012: bước sang năm 2012, lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ 25.935 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 14.935 triệu đồng, giảm 41% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm đột ngột này là do hầu hết các loại chi phí đều tăng (trừ chi phí tài chính), trong khi đó, doanh thu của công ty tăng không đáng kể (khoảng 7%). Chi phí giá vốn hàng bán tăng là do sự gia tăng của nguồn nguyên liệu đầu vào. Ngoài tôm còn cần những nguyên liệu nhập khẩu khác như bột chiên tôm, hóa chất,… nhưng với thuế suất nhập khẩu khá cao, thêm vào đó, nguồn nguyên liệu tôm đáp ứng không đủ, phải mua ở những nơi xa để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Chi phí bán hàng tăng so với năm 2011 là do giá xăng dầu tăng khá mạnh, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của công ty. Bên cạnh đó, do lượng hàng xuất kho bán tăng cao, xe vận chuyển của công ty không đáp ứng đủ, vì thế phải thuê thêm dịch vụ xe vận chuyển bên ngoài trong điều kiện giá xăng dầu tăng cao nên công ty phải chi trả khá nhiều cho khoản vận chuyển này.

GVHD: Hồ Hữu Phương Chi SVTH: Đặng Thị Thanh Nhã

Bảng 4.4. LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch năm 2011 / 2010

Chênh lệch năm 2012/ 2011

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng thuần và cung cấp dịch vụ 1.563.971 2.053.394 2.195.276 489.423 31,29 141.882 6,91

Giá vốn hàng bán 1.479.602 1.949.020 2.070.114 469.418 31,72 121.094 6,21

Chi phí bán hàng 64.163 74.306 84.015 10.143 15.81 9.709 13.07

Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.813 14.312 14.935 (1.501) (9,49) 627 4,38

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.393 15.756 26.212 11.363 258.66 10.456 66.36

(Nguồn: Phòng Kế toán)

GVHD: Hồ Hữu Phương Chi SVTH: Đặng Thị Thanh Nhã

4.5.2. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể chỉ tiêu này vào năm 2010 là 4.393 triệu đồng, đến năm 2011 con số này là 15.756 triệu đồng, tăng 258,66% so với năm 2010. Lý do của sự tăng đột biến này là do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm thêm được nhiều khách hàng mới, trong khi đó vẫn duy trì ổn định khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, chỉ có chi phí giá vốn hàng bán là tăng nhiều, khoảng 31,72%, chi phí bán hàng tăng 15,81%, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống một lượng là 1.501 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 9,49%. Từ những tác động tăng giảm mạnh của doanh thu và chi phí đó đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh. Sang năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tăng đáng kể. Năm 2012 doanh thu thuần là 2.195.276 triệu đồng, tăng với tỷ lệ là 6,91% so với năm 2011. Hầu hết các loại chi phí có tăng nhưng không tăng nhiều bằng năm 2011 so với năm 2010 nên kéo theo lợi nhuận tăng. Trong tương lai, công ty cần chú ý nhiều hơn nữa và tìm biện pháp quản lý khoản chi phí giá vốn hàng bán, đây là chi phí ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của công ty. Công ty cần cố gắng giữ vững các thị trường tiềm năng và tìm cách tăng thêm khách hàng để có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn.

4.5.3. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là công ty thu tiền lãi từ ngân hàng, chênh lệch mua bán ngoại tệ và các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt đồng tài chính của doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Năm 2010, con số này ở mức 20.362 triệu đồng, sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 9.739 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm là do trong năm 2011 có nhiều khoản tăng đột biến cả về doanh thu lẫn chi phí. Doanh thu tài chính tăng 65,86%, chủ yếu là nhờ vào khoản tăng của lãi tiền gởi tiền cho vay của công ty. Năm 2011, công ty có khoản tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng nên làm cho doanh thu tài chính tăng mạnh. Song song đó, khoản chi phí tài chính cũng tăng đáng kể, từ 14.007 triệu đồng năm 2010 lên tới 47.205 triệu đồng năm 2011. Nguyên nhân tăng được cho

là của khoản chi phí lãi tiền vay tăng mạnh, tăng 30.068 triệu đồng so với năm 2010. Ngoài ra, khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá của năm 2011 cũng khá cao, làm cho chi phí tài chính năm 2011 tăng nhiều. Bước sang năm 2012, khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm xuống còn (11.333) triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh thu tài chính giảm mạnh trong khi chi phí tài chính giảm không nhiều như doanh thu. Doanh thu giảm là vì các khoản lãi tiền gởi, cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá không còn nhiều như năm 2011, chỉ có khoản lãi đầu tư nuôi tôm tăng nhưng không bù đắp cho các khoản giảm kia. Còn về chi phí tài chính trong năm 2012 hầu hết đều giảm, đặc biệt là chi phí lãi tiền vay, giảm xuống khoảng 40,05%, lý do khoản vay tại các ngân hàng không còn nhiều như nhăm trước nữa.

4.5.4. Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty tăng giảm thất thường. Cụ thể, năm 2010, con số này là 721 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 82 triệu đồng và sang năm 2012 lại tăng lên 640 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2010, khoản thu nhập khác khá cao, trong đó bao gồm thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và thu khác. Khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định năm 2011 không tăng nhiều nhưng khoản thu khác giảm mạnh so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010 không có chi từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, chỉ có khoản chi khác. Còn năm 2011, chi từ thanh lý tài sản cố định nhiều nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động khác giảm mạnh. Sang năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng đột biến với số tuyệt đối là 558 triệu đồng, tương ứng với 39,46%. Năm 2012 có khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gấp đôi năm 2011, thêm vào đó, khoản thu khác của công ty khá cao, chủ yếu là thu từ vi phạm hợp đồng của đối tác. Tuy vậy, khoản chi phí khác cũng tăng nhiều, do công ty phải chi cho việc vi phạm hợp hợp đồng và vi phạm hành chính. Trong tương lai, công ty cần tích cực trong công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đảm bảo lượng hàng hóa được sản xuất kịp thời trước khi nhận đơn đặt hàng từ phía khách hàng.

GVHD: Hồ Hữu Phương Chi SVTH: Đặng Thị Thanh Nhã

BẢNG 4.5. LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu hoạt động tài chính 34.369 56.944 18.152 22.575 65,86 (38.792) (68,12)

Chi phí tài chính 14.007 47.205 29.485 33.198 237.01 (17.720) (37.54)

- Chi phí lãi vay 11.117 41.177 24.685 30.068 270,40 (16.492) (40,05) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 20.362 9.739 (11.333) (10.623) (52,17) (21.072) (216.36)

(Nguồn: Phòng kế toán)

BẢNG 4.6 : LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

Thu nhập khác 817 280 917 (537) (65,73) 637 227,50

Chi phí khác 96 198 277 102 106,25 79 39,90

Lợi nhuận khác 721 82 640 (639) (88,63) 558 39,46

Chương 5:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẮN CỦA CÔNG TY

5.1.1. Thuận lợi

Công ty Cổ Phần Thủy sản Sóc Trăng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, có trách nhiệm và kinh nghiệm trong quản lý, Công ty đã dần được mở rộng và phát triển.

 Tổ chức hệ thống và luân chuyển sổ sách công ty hợp lý, khoa học, đảm bảo nguyên tắc của chế độ sổ sách kế toán hiện hành phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán và quản lý của công ty.

 Bộ máy kế toán của công ty đã được trang bị phần mềm kế toán, tạo điều kiện cho việc tổng hợp số liệu cung cấp thông tin, in báo cáo, in báo cáo cho Giám đốc và các nhà quản lý một cách nhanh chóng và chính xác.

5.1.2. Khó khăn

 Nền kinh tế thị trường đem lại cho công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với các khu vực và quốc tế sẽ làm tăng áp lực và sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.

 Máy móc thiết bị đã được trang bị thêm nhưng chưa được đồng bộ, công suất cấp đông, kho lạnh còn hạn chế, số lượng xe vận chuyển không được nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.

 Hiện nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên phải đầu tư nhiều đến chi phí chế biến.

 Tình hình nguyên liệu có cải thiện hơn trước, chủ động hơn trong thu mua, nhưng đôi lúc còn phải cạnh tranh gay gắt, do đó vẫn còn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài với giá cả khá cao.

5.2. GIẢI PHÁP

Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, lợi nhuận và chi phí là hai đối tượng tỷ lệ nghịch nhau. Để công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, giảm thiểu các loại chi phí để nâng cao mức lợi nhuận cho công ty, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

5.2.1. Giải pháp giảm các loại chi phí

 Đối với giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán phản ánh chi phí mua vào các mặt hàng và các khoản chi phí phát sinh lúc mua hàng. Vì giá mua vào các mặt hàng phụ thuộc vào nhà cung cấp và tình hình thị trường nên khoản chi phí này công ty không thể khống chế. Ba khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty đều tăng qua 3 năm. Công ty nên có chính sách để giảm các loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán.

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty có thể giảm giá vốn hàng bán bằng cách tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí mua, nên mua tôm của các đại lý bán tôm chở đến tận công ty để tiết kiệm chi phí vận chuyển và có thể đảm bảo nguyên liệu có chất lượng. Khi mua hàng công ty nên có kế hoạch rõ ràng theo yêu cầu tiêu thụ tại từng thị trường, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn hàng nhập kho. Công ty phải lên kế hoạch cụ thể về nguồn nguyên liệu đầu vào và phải thiết lập mạng lưới thu mua đa dạng hóa trên nhiều vùng thu mua để tránh được tình trạng bị động trong sản xuất ảnh hưởng đến uy tín cũng như đến đơn đặt hàng của khách hàng, vì nếu không có hàng kịp thời thì chúng ta sẽ mất khách hàng đồng nghĩa với mất lợi nhuận, công ty phải chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào thì chi phí sẽ không

cao. Đặc biệt, công ty nên duy trì kế hoạch bao tiêu sản phẩm nhằm duy trì nguồn hàng ổn định.

+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, chuyên nghiệp để làm việc có năng suất cao. Tối đa hóa khả năng của công nhân, tức là một người có thể làm nhiều công việc, như vậy khi làm xong khâu này có thể tiếp tục ở các khâu khác, giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và công nhân cũng có thể sử dụng hết thời gian làm việc của mình.

+ Đối với chi phí sản xuất chung: giáo dục ý thức để mọi người biết tiết kiệm các đồ bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ sản xuất để tránh lãng phí ví dụ như quần áo bảo hộ, găng tay, giầy,…; lập định mức sử dụng nguyên liệu cho từng loại máy móc để có thể lên kế hoạch mua dự trữ và kiểm soát được tình trạng hao hụt. Kiểm tra định kì máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất để tránh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Trang 107)