Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
4.1.6.Thời điểm ghi xác nhận doanh thu
Doanh thu tại công ty là toàn bộ tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, bao gồm doanh thu bán sản phẩm và doanh thu dịch vụ.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty là khi khách hàng đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán và sản phẩm, hàng hoá đã được chuyển giao.
4.2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY 4.2.1. Tiêu thụ thành phẩm theo thị trường
Bảng 4.1. DOANH THU TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/ 2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Giá trị %
Thị trường xuất khẩu 1.484.646 2.050.939 2.185.755 566.293 38,14 134.816 6,57 Thị trường nội địa 79.324 20.384 27.765 (58.940) (74,30) 7.381 36,21
Tổng 1.563.970 2.071.323 2.213.520 507.353 32,44 142.197 6,87
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng doanh thu tiêu thụ thành phẩm đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, tổng doanh thu tiêu thụ là 1.563.970 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đến 2.071.323 triệu đồng, tăng 32,44% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 6,87% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 142.197 triệu đồng. Doanh thu tại thị trường xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2011 và tăng nhẹ
trong năm 2012. Sự gia tăng này là do công ty đã đề ra chính sách bán hàng hợp lý cùng với những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Ngoài ra, có được thành công này là do công ty đã không ngừng cải tiến sản phẩm, thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng về chất lượng và cả giá cả, về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa giảm mạnh trong năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012. Nguyên nhân là do công ty chưa có hình thức tiêu thụ trực tiếp từ công ty đến người tiêu dùng nên tiêu thụ nội địa còn hạn chế.
4.2.2.Tình hình doanh thu theo thị trường xuất khẩu
Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao nhờ sự ổn định chất lượng. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất. Bên cạnh giữ cân đối thị trường Mỹ và Nhật, việc mở rộng thị trường và phát triển khách hàng mới đang được đẩy mạnh rất tốt, trong đó thị trường E.U là mục tiêu hướng tới của công ty trong những năm tiếp theo.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn xếp thứ 2 sau Mỹ và là một trong những thị trường khá khắt khe trong các tiêu chí về thực phẩm. Cụ thể năm 2010, doanh thu xuất sang thị trường này là 489.260 triệu đồng, và tăng lên đến 726.862 triệu đồng trong năm 2011, tương ứng với khoản tăng 48,56%, do năm 2011 được hưởng thuế suất ưu đãi từ Nhật nên công ty xuất được nhiều sang nước này. Tuy nhiên, doanh thu lại giảm mạnh trong năm 2012, chỉ còn 247.159 triệu đồng, giảm 62,28% so với năm trước đó. Nguyên nhân được xác định là do Nhật Bản tiếp tục duy trì rào cản kiểm tra chất Ethoxyquin. Đây là loại chất được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản nhằm tăng tính ổn định các loại vitamin. Do đây là quy định mới của Nhật trong khi người nuôi trồng thủy sản nước ta chưa nắm bắt được kịp thời, vì thế đã để cho hàm lượng chất này trong tôm vượt ngưỡng cho phép, dẫn đến tình trạng hàng xuất sang nước này bị giảm mạnh.
Bảng 4.2. DOANH THU TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ lệ (%) Năm 2011 Tỷ lệ (%) Năm 2012 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2012 Giá trị % Giá trị % Nhật 489.260 32,96 726.862 35,44 274.159 12,54 237.602 48,56 (452.703) (62,28) Mỹ 741.105 49,92 891.136 43,45 1.297.300 59,35 150.031 20,24 406.164 45,58 Canada 130.219 8,77 237.365 11,57 231.743 10,60 107.146 82,28 (5.622) (2,37) EU 51.961 3,50 114.149 5,56 199.836 9,14 62.118 119,68 85.687 75,07 Hàn Quốc 22.483 1,51 20.839 1,01 63.489 2,91 (1.644) (7,31) 42.650 204,66 Trung Đông 21.886 1,47 26.704 1,30 51.719 2,37 4.818 22,01 25.015 93,68 Các nước khác 27.732 1,87 33.884 1,67 67.509 3,09 6.152 22,18 33.625 99,24 Tổng 1.484.646 100 2.050.939 100 2.185.755 100 566.293 38,14 134.816 6,57
Thị trường Mỹ
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định Mỹ là thị trường chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của mình, từ đó nỗ lực để chinh phục và mở rộng thị phần sản phẩm vào thị trường này.
Năm 2010, doanh thu xuất sang thị trường Mỹ là 741.105 triệu đồng, tương ứng với 49,92% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2010, sản lượng xuất qua thị trường này tăng, kèm theo đó là doanh thu cũng tăng theo lên đến 891.136 triệu đồng, tăng 20,24% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu lại tiếp tục tăng mạnh một khoảng là 406.164 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 45,58%. Cũng như nhiều nước phát triển khác, người tiêu dùng ở thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm. Do đó, nước này ngày càng khắt khe tăng cường kiểm tra về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của thị trường quốc tế HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point). Đây là tiêu chuẩn bắt buộc mà Mỹ quy định cho bất kì sản phẩm thực phẩm nào nhập khẩu vào nước họ, vì thế, công ty luôn phải đầu tư để có sản phẩm tốt nhất xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường Canada
Doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh trong năm 2011. Cụ thể đạt được 237.365 triệu đồng, tăng 82,28% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu có phần giảm nhẹ một khoản là 5.622 triệu đồng, tương ứng với 2,37%. Tại thị trường này, khách hàng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều loại sản phẩm tôm có kích cỡ nhỏ và giá rẻ hơn nên làm giảm các mặt hàng tôm cao cấp xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường EU
Bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, EU đang là thị trường có nhiều tiềm năng của công ty và các rào cản thuế quan vào thị trường này đang dần được xóa bỏ. Doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng dần qua các năm. Năm 2010, doanh thu tại thị trường này là 51.961 triệu đồng, năm 2011, doanh thu tăng 119,68%, đạt đến con số là 114.149 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng thêm 75,07% so với năm trước đó. Công ty cần tìm hiểu thêm về thị trường này cũng như các tiêu chuẩn về thực phẩm, đặc biệt là cần chú trọng cải
tiến trong kĩ thuật sản xuất, đẩy mạnh công tác tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm và tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn EU.
Thị trường Hàn Quốc, Trung Đông và các thị trường khác
Thị trường Hàn Quốc: năm 2010, tỷ trọng doanh thu vào thị trường này chỉ chiếm 1,51% trong tổng doanh thu xuất khẩu, đạt giá trị là 22.483 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh thu giảm xuống còn 20.839 triệu đồng. Tuy nhiên, bước qua năm 2012, doanh thu có phần tăng mạnh với số đạt được là 63.489 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,91% trong tổng doanh thu xuất khẩu.
Thị trường Trung Đông: doanh thu xuất khẩu vào thị trường các nước Trung Đông liên tục tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2010, doanh thu đạt được 21.886 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,47% trong tổng doanh thu. Sang năm 2011, doanh thu tăng lên 26.704 triệu đồng, tăng 22,01% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng thêm một khoảng là 25.015 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 93,68%.
Các thị trường khác: các thị trường khác bao gồm một số nước như Singapore, Thái Lan, Mexico,…. Doanh thu xuất khẩu sang các thị trường này liên tục tăng. Năm 2011 tăng 22,18% so với năm 2010, đạt được 33.884 triệu đồng. Qua năm 2012, doanh thu tăng gấp đôi, đạt được 67.509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,09% trong tổng doanh thu.
Nhìn chung, doanh thu xuất khẩu vào các thị trường Hàn Quốc, Trung Đông và các nước khác là chưa nhiều và hay biến động qua các năm. Do quá trình quảng bá thương hiệu sản phẩm vào những thị trường này chưa tích cực, điển hình là hoạt động marketing của công ty vẫn còn khá đơn giản, chưa hoàn chỉnh, chưa có một đội ngũ nghiên cứu riêng cho hoạt động này. Thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu dựa vào những đối tác truyền thống.
4.2.3. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Với sự đa dạng về các mặt hàng xuất khẩu, công ty đã đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phù hợp. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu từng loại mặt hàng có sự thay đổi qua từng năm. Bảng 4.3 sau đây thể hiện tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng qua 3 năm (2010 – 2012):
BẢNG 4.3. PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG DOANH THU XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Nhìn vào bảng trên, ta thấy các sản phẩm NOBASHI, RPTO, CPTO là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2010, sản phẩm Nobashi chiếm tỷ trọng 17,85%, RPTO chiếm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) NOBASHI 265.009 17,85 320.890 15,65 250.981 11,48 RPTO 292.722 19,72 338.974 16,53 312.908 14,32 CPTO 417.334 28,11 491.693 23,98 481.617 22,03 HLSO 66.215 4,46 100.067 4,88 260.021 11,90 RPD 70.669 4,76 121.045 5,90 243.065 11,12 EBIFRY 206.663 13,92 305.011 14,87 123.300 5,64 TEMPURA 94.126 6,34 150.812 7,35 140.543 6,43 HOSO - - - - 41.912 1,92 CPD - - 76.123 3,71 134.009 6,13 SHUSHI - - 80.214 3,91 90.112 4,12 PDTO - - 25.102 1,22 35.143 1,61 OTHERS 71.908 4,84 41.008 2,00 72.144 3.30 Tổng doanh thu xuất khẩu 1.484.646 100 2.050.939 100 2.185.755 100
19,72%, chiếm tỷ trọng cao nhất là CPTO với 28,11%. Năm 2011, giá trị xuất khẩu của nhóm sản phẩm chủ lực này có tăng nhiều nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu xuất khẩu lại giảm. Nguyên nhân là do trong năm này công ty có thêm nhiều sản phẩm mới, doanh thu xuất khẩu cũng tăng mạnh nên tỷ trọng doanh thu của các sản phẩm này không còn cao như năm trước nữa. Qua năm 2012, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm này giảm mạnh, kèm theo đó là tỷ trọng doanh thu của các sản phẩm cũng giảm theo. Sản phẩm Nobashi chỉ còn chiếm tỷ trọng 11,48%, RPTO là 14,32%, CPTO là 22,03%. Do năm 2012, doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản giảm dẫn đến tình trạng các sản phẩm chủ lực cũng giảm theo.
Đối với 2 sản phẩm EBIFRY và TEMPURA: đây là hai sản phẩm được ưa
chuộng và không thể thiếu trong các ngày lễ tết của người dân Nhật Bản. Hai sản phẩm này được bắt đầu được chế biến và xuất khẩu từ năm 2009 và từng bước chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2011, giá trị xuất khẩu hai sản phẩm này có tăng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 14,87% và 7,35%, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty. Tuy nhiên, sang năm 2012, giá trị và tỷ trọng xuất khẩu của hai sản phẩm này đã sụt giảm đáng kể. Cụ thể, tỷ trọng của sản phẩm EBIFRY chỉ còn 5,64%, tỷ trọng của TEMPURA là 6,43%. Sự giảm đáng kể này là do Nhật kiểm soát chặt chẽ dư lượng chất kháng sinh đối với các mặt hàng tôm của nước ta, và công ty cũng không ngoại lệ.
Các mặt hàng như HLSO, RPD, HOSO, CPD, SHUSHI, PDTO cùng với một số mặt hàng khác đều có giá trị xuất khẩu và tỷ trọng doanh thu tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có kích cỡ nhỏ và giá tương đối thấp hơn so với các sản phẩm mang giá trị cao, đó là chuyển hướng của người tiêu dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
Nhìn chung, các sản phẩm xuất khẩu của công ty còn khá đơn điệu về mẫu mã và kích thước tập trung vào tôm cỡ lớn với phân khúc nhà hàng, siêu thị, khách sạn, trong khi đó phân khúc tiêu dùng của hộ gia đình vẫn chưa được chú ý và thị trường trong nước vẫn còn bỏ ngỏ.
4.3. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH GIẢM TRỪ DOANH THU CHỈNH GIẢM TRỪ DOANH THU
4.3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
4.3.1.1. Thủ tục, chứng từ kế toán sử dụng
Các loại chứng từ, hoá đơn mà công ty dùng làm căn cứ ghi nhận doanh thu:
Lệnh xuất hàng
Hoá đơn GTGT
Phiếu thu, Phiếu chi
Giấy báo Nợ, Giấy báo Có.
Hợp đồng kinh tế
4.3.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng” gồm các tài khoản chi tiết: + Tài khoản 5111: Doanh thu bán thành phẩm
+ Tài khoản 5113: Doanh thu khác
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng bao gồm hai tài khoản chi tiết theo đơn vị tiền tệ
+ Tài khoản 1311: phải thu của khách hàng bằng VNĐ + Tài khoản 1312: phải thu của khách hàng bằng USD Tài khoản 3331: thuế GTGT phải nộp
Tài khoản 111: “Tiền mặt” gồm các tài khoản chi tiết theo đơn vị tiền tệ Tài khoản 112: “Tiền gởi ngân hàng” gồm các tài khoản chi tiết từng ngân hàng.
Ghi hằng ngày
4.3.1.3. Trình tự hạch toán và ghi sổ
Sơ đồ 4.1. Trình tự hạch toán và ghi sổ tài khoản 511
4.3.1.4. Một số nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm phát sinh tại công ty
trong năm 2012 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
1) Ngày 05/02, công ty xuất bán cho khách hàng ORE-CAL CORPORATION 50.000kg Sú Nobashi tẩm bột với tổng giá bán là 0,4 triệu USD. Trị giá hàng xuất kho là 0,25 triệu USD. (Tỷ giá tại thời điểm đó là 20.870 đồng/USD)
Kế toán dựa vào hóa đơn và phiếu xuất kho hạch toán giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng:
Nợ TK 632: 20.870 x 0,25 = 5.217,5 Có TK 155: 20.870 x 0,25 = 5.217,5 Nợ TK 131: 20.870 x 0,4 = 8.348
Có TK 511: 20.870 x 0,4 = 8.348
2) Ngày 07/04, công ty xuất 7.500 kg Sú Pto hấp với tổng giá xuất kho là 0,32 triệu USD bán cho công ty NEW FOOD S.R.L với giá bán là 0,6 triệu USD (tỷ giá thanh toán 20,856 đồng/USD).
Kế toán hạch toán giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng: Nợ TK 632: 0,32 x 20.856 = 6.673,92 Có TK 155: 0,32 x 20.856 = 6.673,92 Nợ TK 131: 0,6 x 20.856 = 12.513,6 Có TK 511: 0,6 x 20.856 = 12.513,6 Bảng báo giá Sổ cái 511 Đơn đặt hàng Hợp đồng kinh tế Hóa đơn GTGT Ghi cuối tháng Sổ Nhật kí chung
3) Ngày 12/05, bán hàng cho công ty Thực phẩm dinh dưỡng Á Châu 500 kg tôm Pto hấp, trị giá hàng xuất kho là 20 triệu đồng, giá bán là 30 triệu đồng, VAT 10%, khách hàng chưa thanh toán.
Kế toán dựa vào phiếu xuất kho hạch toán giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 20
Có TK 155: 20
Dựa vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán hạch toán doanh thu như sau:
Nợ TK 131: 33
Có TK 511: 30 Có TK 3331: 3
4) Ngày 22/12, công ty xuất 7.264,74 kg Tôm hấp với tổng giá xuất kho là 0,06 triệu USD bán cho công ty CHICKEN OF THE SEA FROZEN FOOD LLC với giá bán là 0,077 triệu USD (tỷ giá thanh toán 20,870 đồng/USD).
Nợ TK 632: 0,06 x 20.870 = 1.252,2
Có TK 155: 0,06 x 20.870 = 1.252,2
Nợ TK 131: 0.077 x 20.870 = 1.606,99
Có TK 511: 0.077 x 20.870 = 1.606,99
4.3.2.Kế toán điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu