CHƯƠNG 3: THỰC TRIỂN CÂY MÍA VÀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG CỦA NHÀ TRẠNG PHÁT MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 28 - 32)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

CHƯƠNG 3: THỰC TRIỂN CÂY MÍA VÀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG CỦA NHÀ TRẠNG PHÁT MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN

CỦA NHÀ TRẠNG PHÁT MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN

1.Hiện trạng phát triển cây mía 1.1. Biến động về diện tích mía

Trước năm 1986 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cây mía còn có quy mô khá nhỏ, lẻ tẻ. Sản xuất chủ yếu là làm quà, hoặc nguyên liệu cho các lò ép mật thủ công, một số ít phục vụ cho các cơ sở chế biến đường của nông trường Sao Vàng với công xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Từ sau năm 1986, sau khi có chủ trương giao đất, giao rừng cho người lao động, cùng với việc xây dựng các nhà máy đường như: Lam Sơn, Việt Đài, gần đây là Nông Cống. Cây mía Thanh Hóa đã thực sự khởi sắc. Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là vùng có diện tích trồng mía được quy hoạch rộng lớn nhất, để phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn.

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện diện tích cây mía của công ty đường Lam Sơn (Giai đoạn 1986-2010)

( Nguồn: Phòng kế hoạch nhà máy)

Năm 1986 khi công ty đường Lam Sơn mới thành lập, diện tích mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chỉ có 436 ha. Thời kỳ này, do công ty mới đi vào hoạt động chưa ổn định nên diện tích mía còn rất hạn chế.

Giai đoạn từ năm 1986 đến 1995, diện tích mía có xu hướng tăng, nhưng tốc độ gia tăng còn chậm. Do thiếu những chính sách khuyến khích sản xuất, do giá cả thu mua không ổn định.

Từ năm 1995 đến 2003, diện tích mía tăng nhanh từ 3600 ha năm 1995 tăng lên 7450 ha. Năm 1998 tăng lên hai lần. Đến năm 2001 tăng lên gấp đôi 16012 ha. Năm 2003 là 16728 ha.

Giai đoạn từ 2003 đến 2010. Diện tích mía giảm chậm do ảnh hưởng của hạn hán bão lũ, sâu bệnh và sự chen chân của một số loại cây công nghiệp, ví dụ như cây cao su,...

Xét trên tổng quan chung thì diện tích mía không ngừng được mở rộng, chứng tỏ các cấp ban lãnh đạo và đặc biệt là nhà máy đã chú ý đầu tư phát triển cho cây mía và đã thấy rõ được hiệu quả mà cây mía mang lại. Trong thời gian qua, do nhận thức được vai trò của cây mía – nguyên liệu của nhà máy nên có những chính sách cụ thể, rõ ràng, khuyến khích người trồng mía, người trồng mía đã có thể sống và làm giàu từ cây mía. So với cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế của cây mía cao hơn nhiều. Nên các cấp chính quyền đã chỉ đạo sát sao việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp tăng diện tích mía.

1.2. Biến động về sản lượng mía

Sự gia tăng của diện tích mía kéo theo sự gia tăng của sản lượng mía. Thanh Hóa là một tỉnh dẫn đầu về sản lượng mía của cả nước. Từ năm 2003 Thanh Hóa đã chiếm 12% tổng sản lượng mía cả nước. Đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động đủ công suất. Riêng vùng nguyên liệu mía Lam Sơn phải xây dựng thêm nhà máy chế biến mới tiêu thụ hết mía cho nông dân. Đây là dấu hiệu đáng mừng, vì trong khi các nhà máy đường trên những vùng địa phương khác không đủ nguyên liệu để hoạt động thì ở đây lại phải xây thêm.

Đó là các kết quả của chính sách đầu tư kịp thời, hợp lý, có hiệu quả của nhà máy đường, đảm bảo được chữ tín đối với nông dân, như vậy mới liên kết công nông liên minh chặt chẽ.

Trong các huyện có sản lượng mía cao của toàn tỉnh Thanh Hóa, thì các huyện nằm trong vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn luôn đứng đầu như: Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thạch Thành.

Bảng 1. Sản lượng mía của công ty đường Lam Sơn, giai đoạn 1986 – 2010 . (Đơn vị: tấn) Năm Sản lượng 1986 9636 1989 25000 1992 133100 1995 315800 1998 570000 2001 895600 2003 945830 2007 949066 2010 662881

(Nguồn: Phòng kế hoạch nhà máy)

Diện tích mía tăng cùng với đó là sản lượng mía sẽ tăng theo.

Từ năm 1986 đến 1992, sản lượng mía tăng chậm. Từ 9636 tấn năm 1986 đến 133100 tấn tăng lên 12346 tấn. Từ năm 1992 sản lượng mía tăng mạnh và cao nhất vào năm 2007 lên tới 949066 tấn tăng thêm 815966 tấn so với năm 1992. Nhưng đến năm 2010 sản lượng lại giảm xuống 662881 tấn, nghĩa là giảm 286185 tấn so với năm 2007. Sản lượng mía giảm một phần là diện tích giảm do mía bị sâu bệnh hại, đất xấu người dân canh tác cây trồng khác như sắn, ngô, luồng. Đặc biệt là sự có mặt của cây cao su, nhưng nhìn chung so với năm đầu nhà máy đường Lam Sơn thành lập, sản lượng mía tăng lên không ngừng. Sản lượng mía tăng do rất nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại do mở rộng diện tích và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 28 - 32)