IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía
2. Tác động của của cây mía tới đời sống, kinh tế và môi trường
2.2. Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tích cực nêu trên thì việc phát triển vùng nguyên liệu mía cũng có nhưng mặt hạn chế sau:
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây mía phải sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, các chất kích thích, các chất độc hại này sẽ dần dần ngám vào đất nước gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Đặc biệt phải kể đến sự ô nhiễm môi trường do trong quá trình sản xuất các phụ phẩm đường vẫn chưa được sử lý, các chất hữu cơ, các hóa chất,... Các chất này có tác dụng xấu đến nguồn nước, không khí, đất đai. Những chất thải này nếu không được sử lí tốt sẽ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, tác động có hại đến sức khỏe con người, gia súc và cây trồng. Trong công nghệ chế biến mía dùng thiết bị ly tâm sau khi được sản phẩm là đường kết tinh ở công đoạn cuối dây chuyền thì thải ra một lượng lớn bùn lọc và nước, bã mía . Trong nước thải có chứa nhiều loại chất hữu cơ, và các loại chất bổ xung trong quá trình chế biến. Bùn lọc ngoài chất hữu cơ thì còn chứa nhiều chất rắn lơ lửng( các chất cặn bã), các chất N, P2O5, K2O, Prôtêin thô, và một số loại hóa chất được bổ xung trong quá trình chế biến. Bã mía chứa 48% là nước, 49% là chất xơ, 3% là chất hòa tan đường, nếu không được sử lý thì đây là môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài ruồi, nhặng, côn trùng, là nguồn truyền mầm bệnh. Trong khi đó đường mật là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp nên rất nguy hại đến sức khỏe con người. Khi các chất thải này theo dòng nước đổ ra các sông hồ xung quanh khu vực nhà máy, thì nước của các đoạn sông đó sẽ chuyển sang màu đen ngòm, các loài thủy hải sản giảm đi rõ rệt, đem nguồn nước đó tưới cho hoa màu và cây trồng thì không thể phát triển được.
Việc xử lý chất thải trong nhà máy chế biến đường là vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, vừa giải quyết được vấn đề môi trường vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải, vừa tạo nên các sản phẩm hàng hóa phong phú cho xã hội.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã xây dựng được mạng lưới xử lý chất thải sau đường thành công đoạn hoàn chỉnh. Bã mía được tận dụng để đốt lò mỗi năm tiết kiệm cho nhà may nhiều tỷ đồng tiền điện. Bùn lọc được sử lý thành phân bòn đặc dụng cung cấp cho trồng mía. Từ mật gỉ được sử lý thành bia, rượu màu, cồn thơm.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNHMÍA ĐƯỜNG CỦA NHÀ MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN - THANH HÓA