Tác động tới kinh tế

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 34 - 37)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

2.1.1.Tác động tới kinh tế

2. Tác động của của cây mía tới đời sống, kinh tế và môi trường

2.1.1.Tác động tới kinh tế

Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính phủ, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể từ cấp trung ương đến địa phương. Trực tiếp là sự hợp tác liên kết có hiệu quả của cấp ủy chính quyền các huyện, xã, các nông trường đã chấp cánh cho nhà máy đường Lam Sơn cũng như vùng nguyên liệu vượt lên những khó khăn thách thức, đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.

Với doanh số hàng năm nhà máy đường đạt được trên 1.000 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh liên tục đạt hiệu quả cao, cổ tức bình quân 10 năm cổ phần đạt 17%, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ đạt 15 đến 18%/ năm, năm đạt cao nhất tăng trưởng 25%, được xếp vào tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Nộp nghân sách nhà nước trong 20 năm(1991-2010 ) đạt 630 tỷ đồng, riêng năm 2010 nộp nghân sách nhà nước 142 tỷ đồng, xếp vào tốp 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cho nhà nước trong 3 năm từ 2007-2009.

Công ty đã xây dựng được mô hình kinh tế mới liên kết hợp tác liên minh công – nông - trí , gắn công nghiệp với nông nghiệp, thực hiện thành công liên kết “ 4 nhà”, nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học - nhà nông, được Đảng và nhà nước quan tâm bạn bè xa gần ngưỡng mộ, vùng mía đường Lam Sơn được xếp vào hạng lớn nhất và hiệu quả nhất cả nước.

2.1.2. Tác động tới đời sống xã hội

Phát triển cây mía là phát triển nông nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường tức là nền nông nghiệp có tính chuyên môn hóa cao, thể hiện như sau:

Giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn vùng nguyên liệu. Việc phát triển cây mía được tiến hành song song với việc nâng cao chất lượng nguồn lao

động, từ đó nâng cao năng lực cho người dân. Điều này đăc biệt có ý nghĩa quan trọng khi người lao động trong vùng vẫn có đồng bào dân tộc thiểu số trình độ lao động còn hạn chế. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn. Do đó ta thấy nông nghiệp vẫn là một nghành kinh tế chủ yếu của vùng. Việc phát triển cây mía với ưu điểm của nó vừa góp phần nâng cao trình độ dân trí nói chung, nâng cao tay nghề nói riêng, tạo điều kiện đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho nhân dân, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân trong tỉnh. Từ đó giảm thiểu các vấn đề nảy sinh như trộm cắp, ma túy, cờ bạc...

Để phát triển cây mía, hệ thống cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, mạng lưới điện, trường học, cơ sở chế biến sản phẩm,... được củng cố, nâng cấp để phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất. Hầu hết các dự án phát triển cây công nghiệp nói chung và cây mía nói riêng đều quan tâm tới việc phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nhằm giảm bớt tổn thất về mặt chất lượng sản phẩm do bị ứ đọng không chế biến kịp thời. Giảm đi chi phí trung gian trong khâu vận chuyển nâng cao hiệu quả kinh tế cây mía mang lại. Việc phát triển mạng lưới điện cũng có ý nghĩa tương tự đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Do nhận thức được điều đó từ năm 1996 - 2000 công ty cổ phần đường Lam Sơn đã đầu tư 20 tỷ đồng để làm mới và xây dựng nâng cấp hàng trăm km đường giao thông trong vùng mía. Từ năm 2005 đến nay tuy nhà nước đã đầu tư nâng cấp kiên cố các đường trục lớn, nhưng hằng năm công ty vẫn hỗ trợ nhân dân từ 3 đến 5 tỷ đồng để tu sửa và làm mới đường nội đồng vùng mía.

Ngoài ra công ty còn ủng hộ 600 ngôi nhà tình nghĩa và đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi văn hóa. Nhận nuôi dưỡng và chăm sóc 80 bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ những người tàn tật khó khăn trong vùng, thiên tai bão lụt, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến khích con em người trồng mía học giỏi, chăm chỉ,

vượt khó. Chăm lo tới đời sống cộng đồng nhân dân do đó đời sống của nhân dân trong vùng được cải thiện rất nhiều.

Phát triển cây mía đem lại hiệu quả kinh tế cao từ đó giúp tăng thu nhập của người dân. Đối với phương diện này ta thử lấy một ví dụ nhỏ để chứng minh: Thôn Thọ phú là một thôn nghèo của huyện Ngọc Lặc. Những năm gần đây người dân thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc đã thoát nghèo nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai để trồng mía nguyên liệu. Không những thế nhiều gia đình còn làm giàu đi lên từ cây mía ngay trên chính mảnh đất quê hương mình, bất chấp những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Thọ Phú thuộc vùng miền núi phía tây của Thanh Hóa có diện tích đất tự nhiên là 56,6 ha, dân số 450 hộ gia đình, với 2200 nhân khẩu, trong đó có hai dân tộc cùng sinh sống xen kẽ nhau là dân tộc kinh và dân tộc mường. Trước năm 1985 địa bàn thôn sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, sắn, ngô...tuy nhiên sản lượng lại không đáng kể, đời sống phần lớn người dân ở đây còn rất khó khăn. Đến năm 1985 thực hiện chủ trương của Đảng của nhà máy đường Lam Sơn, người dân thôn Thọ Phú cũng như các địa phương khác của xã Kiên Thọ thực hiện thí điểm ban đầu gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng như thất bại khiến hộ nông đân không còn thiết tha với cây mía. Tuy nhiên một số hộ ở thôn thọ phú đưa cây mía trở lại vùng đất quê hương. Trải qua nhiều khó khăn cuối cùng cây mía cũng dần dần khẳng định được vị trí của mình khi hàng loạt hộ gia đình đưa cây mía vào thâm canh để tăng năng xuất rất thành công trên hàng trăm ha. Thọ Phú đã trở thành điểm đi đầu trong mô hình kinh tế mới của vùng núi Thanh Hóa. Ông Hà Xuân Tính cán bộ phụ trách nguyên liệu của nhà máy đường Lam Sơn tại địa bàn xã Kiên Thọ cho biết, “Hiện nay diện tích mía của xã là hơn 530 ha, trong đó thôn Thọ Phú chiếm 210 ha với tổng thu nhập hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình”. Đây chính là mô hình kinh tế hiệu quả của bà con nông dân các thôn xã trong huyện Ngọc Lặc. Có

được thu nhập cao từ cây mía đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân nơi đây thay đổi rõ rệt. Chỉ thôn Thọ Phú trước đây nhân dân quanh năm chỉ biết gắn bó với cây lúa và cây hoa màu ngắn ngày, thì hiện nay mía đã phủ một màu xanh trải dài. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 90%, các hộ đã mua sắm được phương tiện nghe nhìn, phần lớn họ đã mua sắm được phương tiện đi lại. Nhiều hộ gia đình đã mua được máy cày máy phun thuốc thay thế cho sức lao động của con người. Những ngôi nhà mới cao tầng khang trang được mọc lên, những cửa hàng buôn bán dịch vụ xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu của người dân, đó là kết quả của sự thoát nghèo. Ông Phạm Văn Dũng cho biết “Đời sống của nhân dân được nâng lên khá nhiều, cây mía là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân nơi đây thu nhập từ cây mía khá cao có gia đình thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm”.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 34 - 37)