IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía
3. Giải pháp phát triển cây mía
3.1.3. Giải pháp về mối quan hệ giữa nhà máy chế biến và các hộ nông dân, các địa phương
dân, các địa phương
Trong quá trình xây dựng và phát triển các vùng mía nguyên liệu các ngành các cấp nhất là nhà máy chế biến cần xác định thống nhất quan điểm: Cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với người nông dân, dựa vào dân, giúp nông dân và cùng nông dân xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu, khuyến khích nông dân sản xuất mía nguyên liệu, lấy lợi ích của người nông dân làm động lực phát triển, tạo mọi điều kiện cho người nông dân cùng được tạo ra của cải vật chất cho xã hội và những gì họ làm ra thì họ phỉ được hưởng tương xứng.
Để tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà máy và hộ nông dân, thực hiện quan điểm trên thì chính sách phát triển hợp lí rất quan trọng. Chính sách ở đây có hai loại đó là chính sách về thu mua nguyên liệu và chính sách đầu tư.
Chính sách đầu tư: Cần đầu tư cho các hộ sản xuất trồng và chăm kịp thời theo đúng định mức kĩ thuật. Do thiếu vốn sản xuất nên nguồn vốn đầu tư ban đầu đối với người nông dân rất cần thiết, hơn nữa đầu tư cho cây mía lớn lơn nhiều so với
đầu tư cho cây lúa, ngô mà trước đây họ vẫn sản xuất, trung bình đầu tư cho cây mía thấp nhất cũng ở mức 4 - 5 triệu đồng nếu sản xuất các giống mía cao mức đầu tư phải ở mức 7 - 8 triệu đồng/ha. Đầu tư ở đây bao gồm các khoản: tiền làm đất, mua giống, trồng, vật tư phân bón, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển mía.
Có thể đầu tư theo hình thức:
- Công ty đầu tư các khâu: Vật tư, phân bón, tiền cày bừa làm đất,giống. Nếu gia đình nào cần làm đất công ty sẽ hỗ trợ bằng máy móc, giống sẽ được cung cấp, nhất là các loại giống mới.
- Đầu tư được quy ra giá trị tiền, lãi suất được tính bằng lãi suất ngân hàng cùng thời điểm, cuối vụ người trồng mía trả cả gốc và lãi được đối trừ băng tiền bán mía hoặc tiền mặt. Cũng có thể ưu đãi trả nợ cho nông dân theo công thức sau: Năm thứ nhất: Trả 2/4 gốc + lãi.
Năm thứ hai: Trả 1/3 gốc +lãi. Năm thứ ba: Trả gốc + lãi.
- Phần cồn lại do ngân hàng NN & PTNT các huyện thị cho các cán bộ vay trực tiếp đến các hộ trồng mía, công ty sẽ đứng ra bảo lãnh cho họ.
Ngoài các phần đầu tư cơ bản như trên để khuyến khích người trồng mía tăng năng suất sản lượng nhũng hộ trồng mía có năng suất cao >70 tấn/ha được vay thêm 2 - 5 triệu đồng/ha. Công ty tạo điều kiện cho các hộ trong nhón này cũng như các hộ có diện tích lớn từ 3ha trở lên vay thêm vốn để mua ôtô vận chuyển, mua máy kéo, may bơm nước với giá ưu đãi nếu có nhu cầu.
Trong chính sách đầu tư cho vùng mía nhóm chúng tôi nghĩ rằng, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho người trồng mía dồn đất tập trung thành khu vực có diện tích lớn để thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời tạo điều kiện cho người trồng mía chủ động trong sản xuất.
Chính sách thu mua nguyên liệu: Để ổn định và phát triển vùng mía nguyên liệu, đảm bảo mục tiêu về sản lượng mía, khuyến khích được họ thì chính sách thu mua nguyên liệu hợp lí là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công.
+ Nhà máy kí kết hợp đồng với nông dân bán nguyên liệu cho nhà máy và nhà máy phải thu mua hết nguyên liệu cho nhân dân. Điều nhấn mạnh đầu tiên là cả nhà máy và người trông mía phải thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết. Giáo dục nông dân thực hiện theo hợp đồng chính là giúp nông dân phát triển kinh tế hàng hóa. + Thực hiện dân chủ hóa với nông dân về giá thu mua, thưởng phạt, hỗ trợ. Giá cả thu mua được thông báo công khai đén từng hộ trồng hàng năm, giá cả này có sự ổn định liên tiếp trong 3 năm, và nếu có sự thay đổi theo thị trường thì vẫn phải đảm bảo giá gốc ổn định có sự thống nhất đôi bên. Nên chú ý rằng giá cả có ý nghiã quyết định sự tồn tại hay triệt tiêu của cây mía. Trong một thời gian dài chính vì giá cả không ổn định, gây tâm lí chán nản cho nông dân, nên diện tích mía không ổn định. Điều này sẽ khiến cho nhà máy hoạt đọng không hết công suất, hao phí nhiều. Nhà máy nên hết sức chú ý đến vấn đề này, kể cả khi nguồn nguyên liệu dồi dào, nếu không vụ sau sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Việc điều chỉnh giá cả cho phù hợp với từng thời kì một cách linh hoạt mới có cơ sở thuyết phục thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thực hiện mua giá mía theo độ đường, có như vậy mới kích thích được sản xuất được cái mới. Người trồng mía và công ty sẽ cùng nhau kiểm tra độ đường và trọng lượng mía tại bàn cân cổng nhà máy. Có thực hiện được điều này thì mới tạo được sự thỏa mãn trong tâm lí người nông dân, tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và nhà máy.
+ Hình thành mối quan hệ hợp tác đa thành phần: Kinh tế nhà nước với kinh tế hộ nông dân, kinh tế trung ương với kinh tế địa phương. Tăng cường củng cố mối quan hệ nhà máy với các cấp chinh quyền địa phương trong vùng trồng mía.
Thành lập ban chỉ đạo trồng mía các huyện, thị, xã phường, nông lâm trường. Tăng cường sự hoạt động có hiệu quả của bộ phận này. Củng cố và phát huy có hiệu quả của hệ thông các phồng, trạm nông vụ. Đặt vị trí các trạm nông vụ hợp lí tại các vùng mía. Hình thành hệ thống dịch vụ kĩ thuật cây mía của công ty đến từng hộ nông dân. Gắn lợi ích của cán bộ kĩ thuật, cán bộ ban chỉ đạo với hiệu quả vùng mía mà người đó phụ trách
Ban chỉ đạo này cùng với phòng nông vụ của nhà máy tăng cường kiểm tra theo dõi giám sát lịch trồng, chăm sóc, thu hoạch mía của các hộ trồng mía, có chỉ đạo kịp thời đối với từng thời điểm. Có biện pháp giúp đỡ nông dân về kĩ thuật, làm cầu nối giữa nông dân và nhà máy. Việc thành lập các ban chỉ đạo trồng mía ở các địa phương chính là việc thực hiện hợp đồng tay ba (chính quyền + người sản xuất + nhà máy) nhằm giúp các địa phương thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình và nhà máy thi có nguyên liệu hoạt động, người nông dân có trọng tài giúp đỡ, làm cơ sở bảo lãnh hợp đồng, làm đầu mối đôn đốc.
Ngoài ra công ty cần có biện pháp hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, dịch vụ, trường học, điện nước, xóa nhà tranh tre vách nứa,... Vì có tạo được mối quan hệ gắn bó với các địa phương thì mới tạo nên cơ sở nền tảng vứng chắc để phát triển. Phát triển cây mía phải gắn với nông ngiệp nông thôn. 3.1.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Tăng cường công tác thủy lợi cho vùng trồng mía
Thực tế quá trình canh tác mía cho thấy nguyên nhaanh năng suất vùng mía đường Lam Sơn còn thấp là do chưa đáp ứng được nhu cầu một phần là do chưa chủ động được nước tưới trong các giai đoạn phát triển của cây mía, nhất là vào giai đoạn mía nảy mầm và vươn lóng mà gặp nắng hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất mía. Hiện nay nhìn chung trong diện tích trồng mía vấn đề thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu rất kém. Đặc biệt vùng đồi. Vì vậy để khắc phục khó khăn chủ động sản xuất thì đòi hỏi phải đầu tư cho thủy lợi ở vùng mía, nhà máy cần phối
hợp với sở NN & PTNT cần sớm hoàn chỉnh phương án thủy lợi cho vùng mía, lập dự án các công trình tưới mía như: Xây dựng các hồ đập nhỏ và vừa ở các vùng đồi. Trong việc giải quyết vấn đề chủ động nước tưới thì phương án khai thác nước ngầm là hướng giải quyết cần được xem xét. Muốn làm được theo hướng này thì cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân dồn ruộng đất về một mối, công ty tạo điều kiện cho vay ưu đãi để khoan giếng và mua máy bơm nước.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Để có đủ đất đạt kế hoạch mở rộng diện tích đất trồng mía, và khai thác tiềm năng đất đai còn đang bị bỏ trống, sử dụng hợp lý tài nguyên đất thì phải tiến vào vùng sâu. Tuy nhiên ở các vùng sâu này, nhiều nơi chưa có đường giao thông, mới chỉ có một trục đường chính do tỉnh đầu tư xây dựng, vốn của dân và không cơ sở để sản xuất không có. Hơn nữa phần lớn đường giao thông ở các vùng mía mới chỉ là đường đất, đường cấp phối, chất lượng đường xấu, về mùa thu hoạch mía do lưu thông nhiều nên chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng. Mùa khô thì bụi mờ mịt, mùa mưa nhất là thời kì mưa kéo dài bùn đất nhão nhét rất trơn, xe chở mía không thể đi lại được, mía bị ách lại dọc đường khiến trữ lượng đường trong mía giảm, gây thiệt thòi lớn cho người nông dân, hơn nữa ảnh hưởng đến nguyên liệu hoạt động của nhà máy. Để góp phần giải quyết khó khăn trên, cần có kế hoạch đầu tư xây dựng dài hơn về giao thông vùng mía, xây dựng các tuyến giao thông mới ở vùng sâu, vùng xa. Củng cố, nâng cấp hệ thống cầu cống dọc theo các tuyến giao thông, ưu tiên cho vùng sâu trước, nhất là các tuyến giao thông nội vùng mía.
- Để thuận tiện cho việc vận chuyển mía nhanh chóng, có thể đấu tư cho các hộ có diện tích mía lớn mua ô tô.
Tóm lại: Để ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, đáp ứng đủ yêu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động hết và tăng công suất thì việc đề ra các giải pháp hợp lí là rát cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp chúng tôi xin đưa ra như sau:
- Rà soát quy hoạch quỹ đất, quy hoạch đất đai cho vùng trồng mía chi tiết dài hơn.
- Đầu tư xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, giá thu mua hợp lí, nhà máy và người nông dân cùng có lợi, khuyến khích người trồng mía sản xuất nguyên liệu. - Tạo mối quan hệ chặt chẽ với người nông dân. Tăng cường công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp và các ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Đưa tiến bộ mới vào sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm trồng mía cho nông dân. Chuyển đổi cơ cầu giống, đưa giống mía cao vào sản xuất. - Giải quyết vấn đề nước tưới.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng mía.
Trên thực tế mỗi vùng có cách giải quyết khác nhau. Nhưng đối với vùng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn cần đẩy mạnh các giải pháp về nâng cao trình độ cho người trồng mía, chuyển đổi cơ cấu giống, tạo mối quan hệ chăt chẽ với nông dân. Nếu vận dụng được các giải pháp trên thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.