IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía
3. Giải pháp phát triển cây mía
3.2.4. Giải pháp khác
Cần tổ chức lại các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Thành lập công ty cổ phần mía đường là giải pháp có hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay.
Các nhà máy chế biến mía đường khi đã phát triển mạnh, ở quy mô lớn thì bao giờ cũng sẽ có nhiều bộ phận phục vụ mục đích sản xuất chính là đường, và phát triển lên thành xí nghiệp,... Các xí nghiệp thành viên có liên quan đến nhau trong quá trình sản xuất. Ví dụ xí nghiệp vận tải, xí nghiệp sản xuất đường, xí nghiệp sản xuất phân bón, xí nghiệp cồn,... Tùy theo nhiệm vụ sản xuất mà xí nghiệp này có quy mô khác nhau. Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm với trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà máy, thì cần tách các xí nghiệp này ra thành các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Từng bước thực hiện mô hình công ty mẹ, công ty con. Các công ty tự chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh của mình.
Lam Sơn đã thực hiện cổ phần hóa và làm ăn có hiệu quả, là mô hình cho cả nước học tập rút kinh nghiệm. Có thành lập được công ty cổ phần, hình thành hiệp hội mía đường thì nguồn vốn phát triển sản xuất mới được giải quyết, nội lực của nhà máy mới được phát huy một cách có hiệu quả, người làm mía và người làm đường mới gắn kết làm một. Các thành viên trong hiệp hội mới có thể chia sẻ rủi ro thiên tai, giúp đỡ nhau trong quá trình phát triển. Tạo điều kiện cho người làm mía được mua cổ phần của nhà máy.
Tóm lại: Để phát triển công nghiệp chế biến mía đường ở vùng mía đường Lam Sơn là vấn đề nổi lên là cần tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có theo hướng hiện đại hóa đuổi kịp thế giới, xây dựng thêm các dây truyền chế biến các sản phẩm sau đường, tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng
nguyên liệu, đầu tư xây dựng viện nghiên cứu mía đường tầm cỡ quốc gia, chú ý tăng cường trình độ cho đội ngũ CBNV nhà máy, có chính sách để thu hút các kỹ sư giỏi về nhà máy, tổ chức lại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng cổ phần hóa, hình thành các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, xây dựng cho được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương trong nước và tìm kiếm đối tác ở thị trường nước ngoài.
Với các giải pháp trên chắc chắn nhà máy sẽ thuận lợi hơn trong quá trình phát triển, sản xuất sẽ có hiệu quả hơn. Trong đó quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên, sản phẩm hàng hóa đa dạng hơn, nguồn thu sẽ dồi dào, thị trường tiêu thụ mở rộng. Đó chính là yếu tố để nhà máy tồn tại và phát triển tránh được bước ngập của các nhà máy đường nước ta trong giai đoạn hiện nay.