Năng suất mía

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 32 - 33)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

1.3. Năng suất mía

Biểu đồ 2. Biểu đồ năng suất mía của công ty đường Lam Sơn giai đoạn 2000 -2010

(Nguồn: Phòng kế hoạch nhà máy)

Năng suất mía biến động theo các năm. Từ năm 2000 - 2006 năng suất mía giảm từ 59,2 tấn/ha xuống còn 46,2 tấn/ha, đặc biệt là niên vụ từ 2004 - 2006 giảm 8,2 tấn/ha, do trong giai đoạn này sản xuất mía chịu ảnh hưởng của thiên tai nên năng suất giảm.

Từ năm 2006 đến 2008 năng suất mía tăng từ 46,42 lên 71,7 tấn/ha.

Đến năm 2009 – 2010 năm suất mía tiếp tục giảm, nguyên nhân một phần do tác động của tự nhiên, song chủ yếu là do diện tích mía giảm.

Từ khi xây dựng nhà máy đường Lam Sơn (1986). Đã hình thành những vùng chuyên canh nguyên liệu mía, năng suất mía của nhà máy nhìn chung cao hơn mức trung bình so với cả nước, song chỉ ở mức độ thấp 330 – 463 tạ/ha. Cá biệt là có nhiều hộ gia đình và một số vùng năng suất đạt 80 – 120 tạ/ha, thuộc mức cao nhất

như: Thọ Xuân, Thạch Thành. Tuy nhiên một số huyện, xã sản xuất vẫn phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất mía của cùng không ổn định.

Năng suất mía tăng nhanh ngoài do yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân cơ bản là các nhà máy đường chủ động trong việc khuyến khích và hỗ trợ người trồng mía. Đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhất là việc đưa các giống mía cao sản nhập ngoại vào tập đoàn giống của Trung Quốc, Cu Ba, Đài Loan. Hiện nay nhà máy đã sử dụng 10 – 16 loại giống các loại, tùy theo chân đất của từng vùng và khả năng vchế biến của nhà máy trong các giai đoạn khác nhau.

Bảng 2. Bảng cơ cấu giống mía của vùng nguyên liệu Lam Sơn Loại

giống Giống mía Tỉ lệ %

Chín sớm ROC16, ROC1, ROC9, Quế đường 93, 159. 40 Chín

muộn MY5514, F156, POJ3016, 2878, CO290. 30

Chín vừa ROC10, Quế đường, Việt đường F156, POJ3016, 2878,

CO209. 30

x

(Nguồn: Phòng nguyên liệu nhà máy)

Trong tập đoàn giống MY5514 chiếm tỉ lệ lớn nhất 60%, đây là giống cho năng suất cao, hàm lượng đường cao, chịu được đất xấu, đất ẩm ướt, hạn hán, thích ứng rộng.

Mức độ đầu tư cho cây mía ngày càng tăng, tuy nhiên còn nhiều xã trong vùng nguyên liệu trong thời gian nhiều năm không nâng được năng suất lên. Do việc canh tác một loại giống quá lâu, thiếu giống mới nên nông dân phải tận dụng giống cũ, bộ giống trở nên thái hóa. Dịch bệnh bọ hung phát triển mạnh ở một số nơi không kiểm soát được, dẫn đến năng suất mía giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w